DANH SÁCH CÁC LOÀI LƯU GIỮ - NƯỚC NGỌT

Cá măng Elopichthys bambusa (Richardson, 1844)

  • 1. Thuộc nhóm:Nước ngọt
  • 2. Thuộc loài:Giống bản địa quý hiếm
  • 3. Tổ chức thực hiện:Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1
  • 4. Tổ chức lưu giữ:Trung tâm Quốc gia giống Thủy sản Nước ngọt miền Bắc
  • 5. Thông tin mô tả chung:

    5.1. Thông tin chung

    5.1.1. Tên loài và đặc điểm phân loại

    Tên loài và đặc điểm phân loại

     

    Order (Bộ)

    Cypriniformes

             Family (Họ)

    Cyprinidae

                     Subfamily (P. họ)

    Leuciscinae

                              Genus

    Elopichthys

                                      Species

    Elopichthys bambusa (Richardson, 1844)

    5.1.2.  Hình thái cấu tạo và phân bố

    5.1.2.1. Hình thái cấu tạo

    Cá Măng có thân thon dài, mình dầy, càng về cán đuôi càng dẹp bên. Đầu lớn, mõm nhọn dài, cứng như chiếc mỏ. Miệng lớn phía trước, rãnh ngang rộng như hình chữ V. Rạch miệng kéo dài ra phía sau đến quá mắt. Hàm dưới có đột nhọn nhỏ để khướp với lỗ khuyết hàm trên. Mắt bé so với chiều dài đầu, nằm ở nửa trước của đầu. Không có râu. Lỗ mũi gần mắt hơn mõm. Rãnh sau môi dưới đứt quãng ở giữa. Lỗ mang rộng. Màng mang liền với eo mang, lược mang ngắn và nhọn xếp thành hàng thưa. Mút răng hầu có dạng móc câu.

    Vây lưng có khởi điểm ở sau khởi điểm vây bụng và gần gốc vây đuôi hơn mút mõm. Vây ngực, vây bụng nhỏ ngắn còn xa mới vây sau. Vây hậu môn ở giữa khởi điểm vây bụng và gốc vây đuôi, viền sau lõm. Các tia vây không phân nhánh, không có gai cứng. Vây đuôi phân thùy sâu, 2 thùy rất nhọn và tương đối bằng nhau. Hậu môn gần sát gốc vây hậu môn.

    Vẩy nhỏ và nhiều. Đường bên hoàn toàn, phần trước hơi võng thấp, phần sau đi vào giữa cán đuôi. Gốc vây bụng có vẩy nách nhỏ dài gần ½ chiều dài vây bụng.

    Đốt sống toàn thân 54-55. Bóng hơi 2 ngăn, ngăn trước ngắn, ngăn sau rất dài và nhọn, gấp 3 lần ngăn trước.

    Cá Măng màu xám, lưng xẫm hơn bụng. Vây lưng và vây đuôi xám đen. Các vây khác vàng nhạt.

    So sánh với loài gần nó : Loài cá này khác với loài cá Chày tràng Ochetobius elongatus (Kner) là miệng lớn, rạch miệng kéo dài quá viền trước mắt và vảy đường bên nhiều hơn (110 – 130 chiếc).

    5.1.2.2. Phân bố

    • Trong nước: Cá Măng sống trong các hệ thống sông lớn ở các tỉnh phía Bắc và trong các vực nước phụ cận từ vùng đồng bằng tới miền núi, giới hạn thấp nhất về phía Nam là sông Nam Nghệ An (Nguyễn Thái Tự, 1983)

    • Trên thế giới: Từ sông Amua (Nga) qua Trung Quốc tới Bắc Việt Nam

    5.1.3. Một số đặc điểm sinh học

    Tập tính sống:

    Cá Măng có thân hình dài, bơi lội rất khỏe, tính hung hãn, sống ở tầng giữa và tầng trên. Cá thường dượt theo và đuổi bắt các loài cá khác để ăn thịt. Ở sông Hồng khoảng tháng 6-7 sau khi đẻ xong, cá bố mẹ và cá con di chuyển vào các đàm hồ ven sông hoặc các sông nhánh để vỗ béo cho đến trước mùa đông, rồi lại từ các nơi đó di chuyển ra dòng chính để tránh rét.

    Dinh dưỡng:

    Cá Măng thuộc loài cá dữ điển hình, thức ăn chủ yếu là các loài cá nhỏ. Trong ruột cá Măng thu được thường thấy có cá Mương, cá Thiểu, cá Dầm đất, cá Chạch, cá Ngão, cá Trôi, cá Chát, cá Sỉnh, cá Lành canh… Chúng sống đơn độc và thường theo các đàn cá nhỏ. Cá Măng thường tập trung nhiều ở các bãi đẻ của cá Mương, cá Trôi, cá Nhàng…để kiếm thức ăn. Chiều dài ống tiêu hóa của cá Măng chỉ bằng 0,53-0,54 lần chiều dài thân. Cường độ bắt mồi là cá con của cá Măng rất lớn. Một con cá Măng nặng 10kg ăn được cá Trôi nặng 1,5 kg. Cá bột của cá Măng nuôi chung với cá bột của các loài cá khác (Mè, Trôi, Trắm) trong ao ương có thể lớn trội hẳn lên, ăn hại rất nhiều cá bột khác. Vì vậy cá Măng là đối tượng gây hại lớn trong các ao ương cá hương và cá giống. Ở các sông suối và hồ chứa, cá Măng thường ăn các loài cá tạp kém giá trị kinh tế, đảm bảo cân bằng sinh học.

    Sinh trưởng:

    Cá Măng thuộc loài cá có kích thước lớn, cỡ lớn tối đa biết được là 50 – 60 kg. Cùng nuôi trong vùng nước, cá Măng có thể ăn các loài cá khác có kích thước gần tương đương và tăng trưởng nhanh. Tốc độ lớn của cá Măng theo nghiên cứu cho thấy như sau: chiều dài cá 1 tuổi là 32,5 cm, 2 tuổi là 53,5 cm, 3 tuổi là 97,5 cm và 4 tuổi là 135 cm. Cá khai thác thường có khối lượng từ 1-5 kg.

    Sinh sản:

    Cá thành thục ở tuổi 4-5, sức sinh sản của cá lớn, cá cái dài 97,5 cm nặng 6,8 kg, chứa 330.880 trứng với đường kính là 1,3 mm. Mùa sinh sản của cá từ tháng 4 đến tháng 7. Khi sinh sản cá di cư lên các bãi đẻ vùng trung lưu, cá đẻ trứng trôi nổi.

    Mùa vụ sinh sản nguồn gen cá Măng (E. bambusa).

    Tháng

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    I-II

    X

    X

    X

     

     

    X

    X

    X

    X

    x

    X

    X

    III

     

     

    X

    X

    X

     

     

     

     

     

     

     

    IV

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    V

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Giá trị sử dụng:

                Cá Măng là loài điển hình của vùng đồng bằng Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Cá Măng là loài cá kinh tế có kích thước lớn, trước đây sản lượng cá Măng ngoài tự nhiên là khá cao, mùa khai thác cá giống từ tháng 5 đến tháng 7, mùa vụ khai thác cá thương phẩm từ tháng 2-4 và tháng 9-11. Cỡ cá đánh bắt được thường ở cỡ trung bình, cá lớn khó đánh bắt. Dụng cụ đánh bắt chính là lưới măng, te, xẻo, lưới cọc, câu.

                Sản lượng khai thác cá Măng từ tự nhiên những năm gần đây giảm mạnh, cần có biện pháp bảo vệ, khai thác thích hợp và đảm bảo cân bằng sinh học.

    5.1.4. Ảnh chụp cá Măng đang lưu giữ

     

     

    5.2. Cơ sở dữ liệu: Bao gồm cả văn bản và số hóa    

Các loài khác

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

anh

CÁC ĐỐI TÁC

anh anh anh anh anh

LIÊN KẾT WEBSITE