DANH SÁCH CÁC LOÀI LƯU GIỮ - NƯỚC NGỌT

Cá Mát (Onychostoma laticep)

  • 1. Thuộc nhóm:Nước ngọt
  • 2. Thuộc loài:Giống bản địa quý hiếm
  • 3. Tổ chức thực hiện:Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1
  • 4. Tổ chức lưu giữ:Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1
  • 5. Thông tin mô tả chung:

    Cá Mát (Onychostoma laticep)

    5.1. Vị trí phân loại

       Theo Mai Đình Yên (1978); Nguyễn văn Hảo (1993), cá Mát có tên khoa học trong hệ thống phân loại như sau:

                        Order (Bộ):          Cypriniformes

                            Family (Họ):    Cyprinidae

                               Subfamily (P. họ):   Barbinae

                                    Genus (Giống):   Onychostoma

                                        Species (Loài):  Onychostoma laticeps Gunther, 1869

                                           Tên tiếng Việt: Cá Sỉnh, cá Sỉnh gai, cá Phao, cá Mát.

    5.2. Đặc điểm phân bố và tập tính sống

    Ở Việt Nam, Cá Mát phân bố chủ yếu ở các sông suối thuộc trung lưu và thượng lưu các sông lớn ở các tỉnh phía Bắc như hệ thống sông Hồng (sông Đà, sông Thao, sông Lô, sông Gấm), sông Kỳ cùng, sông Cầu, sông Thương, sông Mã, sông Lam. Giới hạn phân bố thấp nhất về phía Nam của cá Mát là ở sông Trà khúc, tỉnh Quảng Nam (Nguyễn Hữu Dực, 1997).

     

    Trên thế giới, cá phân bố tại các lưu vực sông thuộc các tỉnh Giang Tô, Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam ở Trung Quốc. Cá sống ở tầng giữa và tầng đáy, thích sống nơi nước trong, nước chảy và đáy đá có nhiều cát sỏi đá. Cá sống thành từng đàn, thích ngược nước và sâu trong ngòi để kiếm mồi. Mùa đông cá di cư ra sông và tới các vực sâu để tránh rét. (Ngô Sỹ Vân và Phạm Anh Tuấn, 2005).

     Hình 1. Cá mát Onychostoma laticeps lưu giữ tại Chí Linh, Hải Dương

    5.3. Đặc điểm về hình thái

    • Mô tả về hình thái

    Kết quả phân tích 60 mẫu cá Mát cho thấy cá có thân dài, hơi thon, dẹp bên. Viền lưng hình thoi, từ mõm đến khởi đầu vây điểm vây lưng là đường xiên thẳng sau đó giảm dần theo đường thẳng. Viền bụng hình cung nông. Bụng tròn. Cán đuôi thót. Đầu ngắn, tầy hơi vểnh lên. Trước mũi có rãnh nông làm cho mõm thấp và nhô cao. Da mõm và môi trên phân cách bằng rãnh sâu. Da mõm chỉ trùm vào thân môi trên, còn ở phía trên của môi hở hoàn toàn. Mút mõm kết hạch nhỏ. Lỗ mũi ở phía trên đường viền của mắt. Lỗ mũi tới mút mõm bằng tới góc miệng. Mỗi bên mõm có một rãnh nông đi xuống phía góc hàm kéo thẳng thành rãnh cằm và quặt theo hàm dưới tạo thành rãnh sau môi. Hai rãnh này tương đương nhau, rất ngắn chỉ bằng ¼ đường kính mắt. Cằm phằng và hơi ngắn. Không có râu. Miệng dưới, rộng ngang, chiều rộng nhỏ hơn chiều rộng đầu ở đó. Môi trên và môi dưới liền nhau ở góc miệng. Hàm dưới phủ chất sừng sắc cạnh và màu nâu. Rãnh sau môi dưới chỉ hạn chế ở góc miệng. Mắt tròn to, nằm phía trên đường trục và hơi thiên về phía trước của đầu. Khoảng cách hai mắt rộng, hơi bằng. Đỉnh đầu nhẵn. Lỗ mang rộng, màng mang liền với eo mang. Eo mang chỉ rộng bằng ¾ đường kính mắt. Vây lưng có khởi điểm trước khởi điểm vây bụng, gần mút mõm hơn gốc vây đuôi, viền sau lõm sâu. Tia đơn cuối vây lưng gốc to cứng, mút mềm, phía sau có răng cưa chắcvà chiều cao tương đương hoặc nhỏ hơn chiều dài đầu. Vây ngực nhọn, dài hơn chiều dài đầu, mút cách vây bụng 6 vẩy. Vây bụng có khởi điểm tương ứng tia phân nhánh thứ 2 vây lưng hoặc vẩy đường bên thứ 16, ở giữa mút mõm và gốc vây đuôi, mút sau cách vây hậu môn 3 vẩy. Vây hậu môn có khởi điểm gần gốc vây đuôi hơn khởi điểm vây bụng, mút nhọn tương đương chiều dài đầu. Vây đuôi phân thùy sâu, 2 thùy tương đương nhau và mút nhọn. Lưng xám, bụng màu trắng nhạt hoặc da cam, các vây màu xám.

    • Các chỉ tiêu đo đếm

      Kết quả phân tích các chỉ tiêu đo đếm của 60 mẫu cá Mát được trình bầy trong Bảng 10.

      Bảng 1. Một số chỉ tiêu hình thái của cá Mát

      STt

      Các chỉ tiêu đo đếm

      Ký hiệu

      Cá Mát

      (Nghiên cứu này)

      Cá Mát

      (Nguyễn Hữu Dực, 1992)

      Cá Mát

      (Nguyễn Văn Hảo và ctv, 2005)

      11

      Số tia vây lưng

      D

      IV- 8

      IV- 8

      IV- 8

      22

      Số tia vây hậu môn

      A

      III,5

      III,5

      III,5

      33

      Số tia cứng vây ngực

      P

      I,15

      I,15

      I,15

      44

      Số tia cứng vây bụng

      V

      I,8

      I,8

      I,8

      55

      Số vẩy đường bên

      L1

      47-48

      47-48

      47-48

      66

      Số đốt sống


      28-30

      28-30

      28-30

      Ghi chú: Các mẫu vật cá hiện đang được lưu giữ tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc.

         Số liệu Bảng 11 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đếm như số tia vây lưng: IV,8, vây ngực: I, 15, vây bụng II, 8, vây hậu môn: III, 5, vảy trên đường bên: 47 - 48, số lượng đốt sống (28-30) của các mẫu cá Mát là tương đồng so với cá kết quả nghiên cứu hình thái về cá Sỉnh gai của Nguyễn Hưuc Dực (1995); Nguyễn Văn Hảo và ctv., (2005).

    5.4. Đặc điểm về dinh dưỡng

    Phân tích thành phần thức ăn có trong ống tiêu hóa của 30 cá thể cá mát cho thấy thành phần thức ăn cá mát rất đa dạng, gồm 33 loại đại diện cho 5 nhóm khác nhau bao gồm các ngành tảo, động vật không xương sống nước ngọt và mùn bã hữu cơ. Có thể nói cá sỉnh là loài cá ăn tạp, thành phần thức ăn có cả thực vật lẫn động vật. Trong số những loại thức ăn đã được phân tích, các ngành tảo chiếm ưu thế hơn với số lượng chiếm tới 74,0%, còn động vật chỉ chiếm 22,8%. Điều đó cho thấy cá mát thiên về thức ăn là thực vật hơn động vật.

    Trong số thức ăn là thực vật thì nhóm Bacillariophycophyta chiếm tỷ lệ cao nhất (41,5%) (Hình 20), có lẽ đây là thành phần thức ăn chính của cá mát. Cá có kích thước nhỏ, bắt mồi chủ yếu là những loài tảo, rất ít các loại thức ăn là động vật. Nhóm cá có kích thước lớn hơn ngoài thức ăn chính là tảo, còn sử dụng các loại thức ăn khác là động vật không xương sống khác, thành phần này nhiều hơn các loài cá nhỏ. Có thể nói phổ thức ăn của cá sỉnh mở rộng dần theo sự phát triển của cá thể, điều này là phù hợp với các loài cá có tập tính ăn tạp. Cá có kích thước lớn thường mở rộng phổ thức ăn để đảm bảo nguồn thức ăn cho các cá thể có kích thước nhỏ, hạn chế sự cạnh tranh thức ăn với nhau trong loài. Đây là đặc tính quan trọng, là cơ sở khoa học cho việc cung cấp, tạo nguồn thức ăn tự nhiên hoặc nhân tạo để phát triển nuôi loài cá này.

    Hình 2. Tỷ lệ thành phần thức ăn trong ruột cá mát

     

    5.5. Đặc điểm sinh trưởng

    Cá cỡ nặng nhất có thể lên đến 2 kg, cá khai thác được chủ yếu có khối lượng từ 200-500 gam/con. Cá 1 năm tuổi dài 130 cm, 2 năm tuổi dài 170 cm, 3 năm tuổi dài 242 cm. Tốc độ tăng trưởng của cá mát tăng nhanh trong năm đầu (đạt 15,8 cm). Năm tiếp theo, tốc độ phát triển về chiều dài thân giảm, năm thứ 2 đạt 5,3 cm, năm thứ 3 đạt 4 cm và năm thứ 4 đạt 3 cm. So với năm thứ 1 thì tốc độ tăng trưởng năm thứ 2 đạt 36,3%, năm thứ 3 đạt 28,7% và năm thứ tư đạt 29,1%. Sinh trưởng về chiều dài thân cá có liên quan đến sự biến động của độ béo Fulton và độ béo Clark. Độ béo của cá Mát có sự thay đổi theo các nhóm tuổi, mặt khác trong cùng một nhóm tuổi, hệ số béo giữa đực và cái cũng khác nhau, hệ số béo của cá thể cái thường cao hơn cá thể đực. Nhìn chung hệ số béo của cá mát tăng dần theo nhóm tuổi, cá ở nhóm tuổi 0 thường thấp hơn cá ở nhóm tuổi 1, 2, 3 và 4.

    5.6. Đặc điểm sinh học sinh sản 

    • Phân biệt giới tính

    + Cá mát đực có thân hình thon dài, bụng tóp, khi cá thành thục sẽ xuất hiện các kết hạch lớn ở môi trên và ở vây hậu môn của cá, phát hiện được bằng mắt thường.

    + Cá mát cái thường vào mùa sinh sản có chiều cao thân lớn hơn con đực, bụng to, thành bụng mỏng và mềm, có các gai nhọn ở môi trên vào giai đoạn thành thục nhưng các gai này rất nhỏ, khó quan sát.

    Hình 3. Phân biệt giới tính cá mát

    • Hệ số thành thục

    Theo Võ Văn Bình và ctv (2019) khi nghiên cứu mẫu cá mát thu tại Nghệ An cho thấy hệ số thành thục của cá mát có sự biến động lớn giữa các tháng (từ tháng 2 đến tháng 9). Hệ số thành thục tăng cao trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 6 (cá đực từ 1,8-2,1%, cá cái đạt 4,6-9,8%) và đạt giá trị cao nhất trong tháng 3 (cá đực 2,6%, cá cái 9,8%). Trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9, hệ số thành thục của cá giảm dần (cá đực từ 2,1% trong tháng 6 xuống còn 0,8% trong tháng 9, cá cái từ 4,6% trong tháng 6 xuống còn 1,4% trong tháng 9), thấp nhất là tháng 9. Theo nghiên cứu của Võ Điều và ctv (2013) khi nghiên cứu cá mát tại Thừa Thiên Huế thì tuyến sinh dục cá mát giai đoạn cuối III-IV xuất hiện quanh năm ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó tập trung cao từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau.

    Kết quả theo dõi của Nhiệm vụ quỹ gen năm 2020 trên các mẫu vật được thu tại sông Lô, Tuyên Quang thì vào khoảng cuối tháng 10 tất cả cá cái thu được đều mang trứng ở giai đoạn III và IV, điều này là phù hợp với các nghiên cứu của Võ Điều và ctv (2013) rằng cá mát sinh sản vào nhiều đợt trong năm, trong đó tập trung từ khoảng tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau. Một số kết quả kiểm tra hệ số thành thục cá mát thu mẫu tại Tuyên Quang cuối tháng 10/2020 được trình bày ở Bảng 2.

    Bảng 2. Hệ số thành thục cá mát vào thời điểm cuối tháng 10/2020

    Cá thể

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    Giới tính

    Khối lượng thân (g)

    475,1

    446,2

    487,7

    298,9

    288,7

    291,5

    238,8

    204,5

    219,6

    441,9

    Khối lượng tuyến sinh dục (g)

    36,6

    30,0

    27,0

    33,0

    28,0

    26,9

    32,6

    4,4

    6,0

    10,2

    HSTT (%)

    7,76

    6,72

    5,54

    11,05

    9,70

    9,23

    13,65

    2,15

    2,73

    2,30

    • Tuổi, sức sinh sản của cá mát

    Cá thành thục vào năm thứ 2 (1+ tuổi) khi kích thước đạt 135-174 cm, khối lượng đạt 35,5-44,5 gam/con. Hệ số thành thục của cá mát ở giai đoạn IV–V của tuyến sinh dục dao động từ 0,9-2,9%, trung bình đạt 1,8% khối lượng cá bỏ nội quan. Sức sinh sản tuyệt đối của cá mát dao động 3.308–13.447 trứng, trung bình đạt 8.272 trứng. Sức sinh sản tương đối đạt trung bình 329,8 trứng/100 gam khối lượng cơ thể. Nơi sinh sản của cá mát trong tự nhiên là những nơi nước trong, chảy siết đáy là cát sỏi hoặc trên đá ngầm, đá cuội.  

    • Thăm dò sinh sản cá mát

    Nhiệm vụ đã thử nghiệm cho sinh sản cá mát ngay tại Chi cục thủy sản Tuyên Quang vào tháng 11/2020, tuy nhiên trứng chỉ phát triển được đến giai đoạn phôi (Hình 4).

     

     

    Kiểm tra trứng

    Vuốt trứng

    Thụ tinh

    Trứng đã thụ tinh

     

    Độ béo của cá Mát

       Hệ số béo của cá sỉnh gai có sự thay đổi theo các nhóm tuổi, mặt khác trong cùng một nhóm tuổi, hệ số béo giữa đực và cái cũng khác nhau, hệ số béo của cá thể cái thường cao hơn cá thể đực. Nhìn chung hệ số béo của cá sỉnh gai tăng dần theo nhóm tuổi, cá ở nhóm tuổi 0 thường thấp hơn cá ở nhóm tuổi 1, 2, 3 và 4. Mức độ chênh lệch giữa hệ số béo Fulton (1902) và Clark (1928) không nhiều cho thấy sức chứa nội quan của cá sỉnh gai không cao. 

Các loài khác

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

anh

CÁC ĐỐI TÁC

anh anh anh anh anh

LIÊN KẾT WEBSITE