DANH SÁCH CÁC LOÀI LƯU GIỮ - NƯỚC MẶN LỢ

Vi Tảo Chaetoceros muelleri

  • 1. Thuộc nhóm:Nước mặn lợ
  • 2. Thuộc loài:Giống gốc, giống thuần, giống có giá trị kinh tế
  • 3. Tổ chức thực hiện:Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1
  • 4. Tổ chức lưu giữ:Trung tâm Quốc gia giống Hải Sản miền Bắc
  • 5. Thông tin mô tả chung:

    2.1.4 Chaetoceros muelleri

    2.1.4.1 Phân loại

    Ngành Bacillariophyta

          Lớp Centrophyceae

                 Bộ Biddulphiales    

    Họ Chaetocerotaceae, Ralfs in Pritchard

    Giống Chaetoceros, Ehrenberg

    Loài Chaetoceros muelleri, Lemm.

          (Theo nguồn tải trang: http://www.bpe.wur.nl/NR/rdonlyres/236490E1-BA80-42AC-B62D-BE1231DDAC31/79003/081202_40x_chaet2.jpg)

    2.1.4.2 Hình thái

                Tảo có dạng hình hộp lồng. Tế bào hình vuông, chữ nhật, 4 góc có 4 gai tương đối dài. Kích thước tảo nhỏ, giao động từ 3,5-4,6 × 4,5-9,2 µm. Thường sống thành từng tập đoàn dạng chuỗi nhờ các lông gai móc nối nhau, ít khi sống đơn độc (Đặng Thị Sy, 2005).          

    2.1.4.3 Cấu tạo

                Tế bào gồm 2 mảnh cấu thành lớp trong là pectin lớp ngoài là chất silic. Hai mảnh vỏ có cấu trúc như 2 nắp của hộp lồng ghép vào nhau, bên trong chứa tế bào chất gồm các sắc tố: diệp lục a, c, caroten và xanthophin.

    2.1.4.4 Sinh trưởng

                Ánh sáng: theo Frank H. Hoff và Terry W. Snell (1987) C. muelleri phất triển trong khoảng 8000 – 10000 Lux là tối ưu. Trong quá trình nuôi ánh sáng bị che lấp ngày càng nhiều khi mật độ tế bào ngày càng cao vì vậy cần phải sục khí liên tục để tốc độ sinh trưởng không bị gián đoạn.

                Độ mặn: cũng theo Frank H. Hoff và Terry W. Snell (1987) C. muelleri có giới hạn độ mặn khá cao 20 - 35‰. Khi độ mặn giảm dưới 15‰ tế bào gần như không phân chia hoặc bị vỡ tế bào.

                Nhiệt độ: Cũng giống như các loài tảo silic khác C. muelleri có ngưỡng nhiệt chịu đựng cao nằm trong khoảng 25 – 35oC. Khi nhiệt độ cao trên 30oC phải chú ý tới quá trình cung cấp dinh dưỡng để tránh sự phát triển nhanh mà thiếu hụt dinh dưỡng dẫn tới pha tăng trưởng giảm dần mật độ.    

    2.1.4.5 Sinh sản

                Hình thức sinh sản dinh dưỡng vẫn là chủ yếu, khi sinh sản nội chất của tế bào phân đôi đồng  thời 2 mảnh vỏ tách ra mỗi nửa nội chất nhận 1 mảnh vỏ của tế bào mẹ rồi tổng hợp mới mảnh thứ hai (Đặng Thị Sy, 2005).

    2.1.4.6  Kết quả của quá trình lưu giữ giống C. muelleri

                Quá trình lưu giữ một số loài vi tảo silic trên thạch diễn ra khó khăn hơn các loài vi tảo khác, vì hầu hết các loài vi tảo này đều có cơ quan phụ và phát triển tốt trong điều kiện khuấy đảo khí. Tuy nhiên, trên thực tế việc lưu giữ một số loài vi tảo này lại có lợi thế rằng các tập đoàn vi tảo có thể tiếp cận gần nhau hơn để diễn ra quá trình sinh sản hữu tính mà các loài vi tảo khác khó có được. Sau quá trình lưu giữ việc chọn giống rất cần thiết vi khi lấy giống ra khỏi bề mặt không ít tế bào có biến đổi cả về hình dạng và sức sống do mất cơ quan phụ cần phục hồi và sức sống cũng vậy. Dù vậy đây là phương pháp lưu giữ giống silic tốt. Kết quả của quá trình lưu giữ C. muelleri thu được như sau:

    Hình 8: Lưu giữ C. muelleri trên thạch

     

    Hình 9: Lưu giữ C. muelleri trong lỏng

                Cho tới thời điểm hiện tại giống C. muelleri vẫn đảm bảo sống sót và lưu giữ trong phòng thí nghiệm an toàn. Thời gian vi tảo giữ giống dài từ 1 – 6 tháng tùy vào quá trình chọn giống, mật độ đạt trạng thái trên bề mặt giao động từ 2 tuần tới 2 tháng. Có thể thấy màu sắc của giống C. muelleri trên bề mặt dụng cụ giữ giống đặc trưng cho vi tảo nâu, màu rất sáng và khỏe.

Các loài khác

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

anh

CÁC ĐỐI TÁC

anh anh anh anh anh

LIÊN KẾT WEBSITE