DANH SÁCH CÁC LOÀI LƯU GIỮ - NƯỚC MẶN LỢ

Cá hồng vằn (Lutjanus sebae)

  • 1. Thuộc nhóm:Nước mặn lợ
  • 2. Thuộc loài:Giống gốc, giống thuần, giống có giá trị kinh tế
  • 3. Tổ chức thực hiện:Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1
  • 4. Tổ chức lưu giữ:Trung tâm Quốc gia giống Hải Sản miền Bắc
  • 5. Thông tin mô tả chung:

    5.1. Vị trí phân loại

    Cá hồng vằn có vị trí phân loại như sau:

    Lớp cá vây tia: Actinopterygii

     Bộ cá vược: Perciformes

           Họ cá hồng: Lutjanidae

                      Giống cá hồng: Lutjaninae

                             Loài cá hồng vằn: Lutjanus sebae (Cuvier, 1816)

    Hình. Cá hồng vằn Lutjanus sebae lưu giữ tại Cát Bà, Hải Phòng

    5.2. Đặc điểm hình thái

    Cá hồng vằn có đầu lớn, dẹp bên, lưng gồ cao, viền bụng thẳng từ dưới miệng đến hậu môn. Đầu lớn, dẹp bên. Chiều dài thân bằng 2,2-2,3 lần chiều cao thân và bằng 2,3-2,6 lần chiều dài đầu. Mép sau xương nắp mang trước hình răng cưa. Mắt lớn vừa, khoảng cách 2 mắt rộng, cao tròn. Miệng rộng, chếch, hai hàm dài bằng nhau, hàm trên mỗi bên có hai rang nanh. Xương lá mía có hình lưỡi liềm hay hình tam giác, không có răng. Lược mang ngắn, lược mang tổng cộng 10-12 chiếc, các phiến mang trên cung mang thứ nhất tổng cộng 16-19. Cơ thể có màu hồng hay đỏ, màu đỏ ở mặt lưng và vây, màu hồng ở mặt bên và bụng. Cá nhỏ và cá trưởng thành có dải màu đỏ sẫm từ gai lưng đầu tiên qua mắt đến đầu mõm. Dải thứ 2 từ vây lưng giữa đến vây bụng, dải thứ 3 từ gốc vây lưng đến cuống đuôi và dọc theo mép dưới của vây đuôi. Con trưởng thành có màu đỏ đồng nhất. Thân cá phủ vảy lược mỏng, các hàng vảy trên và dưới đường bên đều xiên. Vây lưng XI (15-16), vây hậu môn III (10), vây ngực tổng cộng 17.

    5.3. Đặc điểm phân bố và tập tính sống

    Ở Việt Nam cá phân bố ở cá phân bố ở khu vực Hải Phòng, Quàng Ninh, và khu vực miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Trên thế giới, loài cá này được tìm thấy ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, phía Nam biển Đỏ, phía Đông Châu Phi đến New Caledonia và miền Nam Australia đến Nhật Bản, Trung Quốc, Phillippin.

    Cá hồng vằn thường sống ở các rạn san hô, bãi đá, bãi cát hay khu vực sỏi nông ở vùng biển nhiệt đới nơi có độ từ 5-180 m (Allen, 1985; Anderson, 1986). Những con cá chưa trưởng thành (<20 cm) thường được tìm thấy ở vùng ven biển, rừng ngập mặn hay ở cả vùng nước sâu (Allen, 1985). Khi trưởng thành chúng thường di chuyển đến vùng nước sâu hơn, vào mùa đông chúng bắt đầu di chuyển trở lại vùng nước nông.

    Cá hồng vằn là loài cá dữ, săn bắt các động vật khác như cá, cua, bề bề, giáp xác hay động vật chân đầu.

      

    MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU CÁ HỒNG VẰN (LUTJANUS SEBAE) 2022 – CHƯƠNG TRÌNH QUỸ GEN

     

     Tuyển chọn và phân loại đàn bố mẹ

     

Các loài khác

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

anh

CÁC ĐỐI TÁC

anh anh anh anh anh

LIÊN KẾT WEBSITE