5. Thông tin mô tả chung:5.1. Tên loài và đặc điểm phân loại
Ngành…………….. Chordata
Lớp………………..Pisces
Bộ ……………….. Perciformes
Họ …………………..Serranidae
Giống………………… Plectropomus
Loài………………………. P. leopardus (Lacepede, 1802)
- Tên tiếng Anh: coral grouper
- Tên tiếng Việt: cá song da báo, cá mú sao
5.2. Hình thái cấu tạo và phân bố
5.2.1. Hình thái cấu tạo
Cá song da báo có thân thon dài, chắc, hơi dẹp hai bên, cơ thể có những chấm nhỏ, lưng có nhiều gai, tia gai cứng, răng khỏe, miệng rộng, các vây khỏe. Đây là đặc điểm thích nghi với đời sống bắt mồi chủ động và bảo vệ cơ thể. Da thường có màu đỏ hoặc cam nhưng cũng có những cá thể có màu đen hoặc xám trắng. Cá song da báo thường thay đổi màu sắc cơ thể theo điều kiện môi trường sống và trạng thái sinh lí của chúng (Bộ KHCN, 2008).

Hình 1. Cá Song da báo - Plectropomus leopardus
Đầu cá song da báo thon, mõm tù, chiều dài đầu bằng 5,5 - 5,8 lần chiều dài mõm, bằng 7,5-8,4 lần đường kính mắt. Chiều dài thân bằng 2,56 - 3,05 chiều cao, bằng 3,3 - 3,8 lần chiều dài đầu. Đầu, thân và các vây được bao phủ bởi những chấm nhỏ màu xanh hay đen dạng hình oval, không có chấm ở nửa đầu phía trước và nửa thân dưới. Ngoài rìa của vây màu đen, trừ vây ngực và vây bụng.
Lưng cá song da báo màu đen hoặc nâu nhạt và nhạt dần về phía bụng. Phía trên mắt có viền xanh. Vảy có hình tròn, thân có nhiều vảy phụ, hàm trên có rất nhiều vảy nhỏ, ở phần đầu trừ mõm các phần khác đều phủ vảy, vây lưng liền nhau. Đuôi lõm vào. Xương hàm trên kéo dài đến nửa sau của mắt, xương nắp mang có 3 gai nhọn hướng về phía sau và cách đều nhau. Vây lưng có 8 gai cứng và 10-12 tia mềm. Vây hậu môn có 3 gai cứng, 7-8 tia mềm, tia vây hậu môn và vây ngực mảnh, vảy đường bên mờ nhạt với số vảy là 88-89, số vảy theo chiều dài thân là 131-138. Giữa các gai cứng ở vây lưng và vây hậu môn là các màng mỏng có những chấm màu xanh.
Bảng 1: chỉ tiêu hình thái phân loại cá song da báo
TT
|
Chỉ tiêu hình thái
|
Số liệu
|
1
|
Dạng đầu
|
Tù
|
2
|
Miệng
|
Miệng trên
|
3
|
Gai mang
|
3
|
4
|
Râu
|
Không râu
|
5
|
Hình dạng thân
|
Thon dài
|
6
|
Tính ăn
|
Ăn tạp
|
7
|
Mắt
|
Phân bố đều
|
8
|
Bóng hơi
|
Có
|
9
|
Khối lượng thân (kg)
|
2 ± 0,8
|
10
|
Chiều dài tổng (TL-cm)
|
49,3 ± 8,98
|
11
|
Chiều dài thân (cm)
|
37,3 ± 9,94
|
12
|
Chiều dài đầu (cm)
|
11,4 ± 0,94
|
13
|
Chiều dài qua mắt (cm)
|
43 ± 0,23
|
14
|
Khoảng cách giữa 2 ổ mắt (cm)
|
4 ± 1,2
|
15
|
Đường kính mắt
|
1,4 ± 0,2
|
16
|
Khoảng cách trước tia vây D (cm)
|
11,4 ± 1,99
|
17
|
Khoảng cách trước tia vâyV (cm)
|
13,12 ±1,65
|
18
|
Khoảng cách trước tia vâyA (cm)
|
22,5 ± 1,29
|
19
|
Chiều dài cuống đuôi (cm)
|
6,75 ± 1,7
|
20
|
Khoảng cách P-V (cm)
|
2,75 ± 0,75
|
21
|
Khoảng cách V-A (cm)
|
12.3 ± 1.71
|
22
|
Chiều dài gốc vây D (cm)
|
17,9 ± 1,71
|
23
|
Chiều dài gốc vây A (cm)
|
7,27 ± 2,18
|
24
|
Chiều dài gốc vây P (cm)
|
2,8 ± 0,25
|
25
|
Chiều cao vây D (cm)
|
4,7 ± 1,47
|
26
|
Chiều cao vây A (cm)
|
5 ± 0,1
|
27
|
Chiều cao vây P (cm)
|
3,1 ± 0,29
|
28
|
Chiều cao vây V (cm)
|
3,1 ± 0,15
|
29
|
Số tia vây D (vây lưng)
|
|
|
- Gai cứng
|
7-9
|
|
- Tia mềm
|
10-12
|
30
|
Số tia vây A (vây hậu môn)
|
|
|
- Gai cứng
|
3
|
|
- Tia mềm
|
7-8
|
31
|
Số tia vây P (vây ngực mềm)
|
15-18
|
32
|
Số tia vây V (vây bụng)
|
|
|
- Gai cứng
|
1
|
|
- Tia mềm
|
5
|
33
|
Số tia vây C (vây đuôi)
|
15-16
|
34
|
Vẩy đường bên
|
88-89
|
35
|
Lược mang
|
|
|
-Trên
|
1
|
|
-Dưới
|
8
|
36
|
Số vẩy dọc thân
|
110-129
|
(Nguồn: Lacépède, 1802)
5.2.2. Phân bố
Cá Song da báo hay còn gọi là cá Mú sao là loài cá rạn san hô, môi trường sống tự nhiên là các vùng có môi trường nước sạch. Cá phân bố phía tây Thái Bình Dương, từ phía Nhật Bản đến Australia (Queensland và phía Tây Australia) và lên phía đông tới quần đảo Caroline và Fiji. HongKong, Philippine, Indonesia, quần đảo Papau, Papua New Guinea và New Caledonia (Bộ KHCN, 2008). Tại Việt Nam, chúng phân bố ven biển nam Trung Bộ từ Phú Yên đến Bình Thuận và Trường Sa (Bộ KHCN, 2007).

Hình 2. Bản đồ phân bố của cá song da báo trên thế giới
Loài cá này được tìm thấy ở các vùng nước quanh American Samoa, Úc, Brunei, Cocos (Keeling) Islands, Fiji, Hong Kong, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Micronesia, New Caledonia, Northern Mariana Islands, Palau, Papua New Guinea, Philippines, Samoa, Singapore, Solomon Islands, Đài Loan, Thái Lan, và Việt Nam. Môi trường sống bao gồm biển mở và rạn san hô. Nghiên cứu cho rằng loài cá này di chuyển khá xa xung quanh một rạn san hô, mặc dù thường không đi xa hơn 500 mét khỏi rạn san hô đó.
5.3. Một số đặc điểm sinh học
5.3.1 Đặc điểm dinh dưỡng
5.3.2 Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản
Mùa vụ sinh sản
Nhiệm vụ đã tiến hành khảo sát tại 02 vùng biển: Quảng Ninh và Hải Phòng với hơn 20 lượt ngư dân khai thác và người thu mua cá song để phỏng vấn và kết hợp các thông tin điều tra thu được từ các năm trước đây. Kết quả cho thấy mùa vụ sinh sản của loài cá này bắt đầu từ mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, đẻ rộ vào tháng 6 đến tháng 7. Xuất hiện giống của nguồn gen này là từ tháng 4 đến tháng 10. Cá đẻ nhiều lần trong mùa sinh sản, với sưc sinh sản có thể lên tới 3.000.000 trứng/cá thể tùy cỡ cá. cỡ cá giống thu được dao động từ 5g – 15g, sản lượng giống của loài cá này ít. Mùa vụ khai thác cá thương phẩm là từ tháng 7 đến tháng 11, trọng lượng trung bình từ 1 kg/cá thể, cá biệt có những cá thể lên đến 11-12 kg. Theo các hộ khai thác thì sản lượng cá Song da báo có xu hứng giảm so với những năm trước đây.
Bảng 2: Kích thước tham gia sinh sản của cá song da báo
Tuổi
|
Khối lượng (kg)
|
Chiều dài (cm)
|
Tuyến sinh dục
|
1+
|
1,0-1,9
|
35-47
|
Chưa phát triển
|
2+
|
1,9-2,9
|
48-57
|
Chưa phát triển
|
3+
|
3,0-5,0
|
58-67
|
Cá cái: giai đoạn III, IV
|
4+
|
> 5,0
|
> 68
|
Cá đực
|
Sự phát triển tuyến sinh dục:
Sự phát triển tuyến sinh dục của cá được chia 7 giai đoạn sau
Bảng 3: Các giai đoạn phát triển của buồng trứng
Buồng trứng
|
Noãn bào
|
Mô tả
|
I- Chưa phát triển
|
Bao gồm các noãn nguyên bào (<200 µm)
|
Buồng trứng chỉ có noãn bào chưa thành thục với nhiều hạnh nhân, tế bào chất bắt màu thuốc nhộm rất mạnh. Hạch nhân to, rõ và chiếm phần lớn noãn nguyên bào.
|
II- Bắt đầu tích lũy noãn hoàng
|
Các noãn hoàng đã xuất hiện noãn hoàng (kích thước 200 – 300 µm)
|
Noãn hoàng bắt đầu xuất hiện xung trong tế bào chất cùng với các giọt dầu nhỏ.
|
III – Tích lũy noãn hoàng
|
Kỳ tích lũy noãn hoàng
(300 – 400 µm)
|
Noãn bào đã tích đầy noãn hoàng, đường kính noãn bào tăng lên đáng kể, cuối kỳ các giọt dầu kết hợp lại với nhau và phân bố xung túi mầm.
|
IV- Kết thúc tích lũy noãn hoàng
|
Cuối kỳ tích lũy noãn hoàng
(400 - 500 µm)
|
Các giọt dầu nhỏ kết hợp lại thành một vài giọt dầu lớn nằm bên cạnh túi mầm.
|
V- Bắt đầu chín
|
Túi mầm di chuyển (Germinal vesicle migration, 500 – 600µm)
|
Túi mầm bắt đầu di chuyển về cực động vật.
|
VI- Chín
|
Túi mầm tiêu biến hoặc noãn bào hydrat hóa (Germinal vesicle breakdown or hydrated, 800 - 900 µm)
|
Túi mầm đã di chuyển hoàn toàn về cực động vật và tiêu biến (GVBD), sau đó hydrat hóa, lúc này quan sát thấy noãn bào thấy là một khối trong mờ đồng nhất.
|
VII. Hậu sinh sản
|
Nang trứng thái hóa
|
Các noãn bào đã phát triển bị thoái hóa và tiêu biến
|
Giai đoạn I là giai đoạn buồng trứng chưa phát triển, buồng trứng chỉ có các noãn nguyên bào, noãn bào, kích thước nhỏ, tế bào chất chưa có noãn hoàng, trong nhân xuất hiện nhiều hạch nhân. Noãn bào ở cuối giai đoạn này có thể ghỉ không hoạt động trong thời gian dài cho đến khi quá trình lũy noãn hoàng được kích hoạt.
Sự chín của noãn bào của trứng cá đã xảy ra sau khi tiêm 1000 IU HCG sau 30h biểu hiện bằng sự di chuyển của túi. Khi túi mầm bắt đầu di chuyển đến cực động vật đánh dấu thời điểm đầu tiên của quá trình trứng chín. Sau khi túi mầm di chuyển đến sát vùng biên của noãn bào, màng túi mầm vỡ ra và tiêu biến sau đó là quá trình hydrat hóa. Hydrat hóa là biểu hiện noãn bào đã chín hoàn toàn và chuẩn bị sang giai đoạn đẻ trứng. Những noãn bào đã phát triển và tích lũy đầy đủ noãn hoàng nếu không chín sẽ bị thái hóa. Do vậy, sau khi đẻ buồng trứng cá luôn tồn tại một lượng trứng ở giai đoạn thoái hóa. Đây là biểu hiện của buồng trứng ở giai đoạn hậu sinh sản, giai đoạn VII.
Cũng như các loài cá khác, trong điều kiện nuôi nhốt, trứng cá song da báo không thể chuyển qua giai đoạn chín để có thể đẻ trứng một cách tự nhiên mặc dù trong buồng trứng có chứa noãn bào đã phát triển và ở giai đoạn cuối của quá trình tích lũy noãn hoàng. Tuy nhiên, trong điều kiện tự nhiên, sự chín của noãn bào xảy ra sau giai đoạn tích lũy noãn hoàng. Mùa vụ sinh sản của cá sẽ xảy ra trong giai đoạn buồng trứng của cá ở giai đoạn IV, giai đoạn hoàn thành việc tích lũy noãn hoàng trong khoảng thời gian từ tháng 4 – tháng 10.
Sự phát triển tuyến sinh dục ở con cái được chia thành 5 giai đoạn dựa trên sự xuất hiện các giai đoạn phát triển của tế bào sinh dục: nguyên tinh bào (SG, spermatogonia); tinh bào (SC, spermatocytes); tiền tinh trùng (ST, spermatids); tinh trùng (SZ, spermatozoa) và sự thoái hóa tinh trùng (regression). Giai đoạn I tuyến sinh dục chỉ có các nguyên tinh bào. Giai đoạn II bắt đầu xuất hiện tế bào sinh dục ở các giai đoạn phát triển khác nhau và một số ít tinh trùng nhưng chủ yếu vẫn là nguyên tinh bào, tinh bào và tiền tinh trùng. Giai đoạn III: tuyến sinh dục có chứa tất cả các giai đoạn phát triển khác nhau của tế bào sinh dục và lượng lớn tinh trùng xuất hiện trong các khoang chứa tinh nhưng tinh trùng chưa xuất hiện ở ống dẫn tinh. Giai đoạn chín sinh dục (Giai đoạn 4): các khoang chứa tinh và ống dẫn tinh đều chứa đầy tinh trùng đã ở giai đoạn hoạt hóa và sẵn sàng tham gia thụ tinh. Khi tuyến sinh dục chứa một lượng tinh trùng còn sót lại và đang trong giai đoạn thoái hóa trong khoang chứa tinh hoặc ống dẫn tinh được xác định là giai đoạn V - hậu sinh sản. Cuối giai đoạn hậu sinh sản, các nguyên tinh bào bắt đầu xuất hiện trở lại cùng với sự thoái hóa của tinh trùng.
Cá song da báo có thể phát triển tuyến sinh dục thành thục trong điều kiện nhân tạo (nuôi lồng) tuy nhiên, trứng cá chỉ phát triển ở cuối giai đoạn tích lũy noãn hoàng và dừng lại. Trong thực nghiệm, khi tiêm hóc môn HCG với liều lượng 100 IU thì cá có khả năng đẻ trứng, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở có thể đạt được từ 65-70%. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để đưa đối tượng này vào khai thác.
Các nghiên cứu về sinh sản và sản xuất giống cá song da báo:
Ferreira và cs (1993) khi nghiên cứu sinh học sinh sản cá song da báo tại khu vực trung và bắc rạn san hô Great Barier (Australia) đã xác định mùa sinh sản bắt đầu từ mùa xuân cho tới mùa hè, cá cái sinh sản lần đầu khi đạt kích cỡ chiều dài toàn thân 32 cm và đạt 3 tuổi. Cá có thể tham gia sinh sản nhiều lần trong năm, diễn ra theo chế độ tuần trăng với các đỉnh sinh sản xuất hiện ở đầu trăng từ mùa xuân cho đến đầu mùa hè (Ferreira, 1995). Cá song da báo (P. leopardus) là loài cá có tính lưỡng. Kích cỡ thành thục với cá cái là khoảng 280mm và một số sẽ chuyển thành cá đực khi đạt 500mm (Russell, 2006). Theo Sudirman và cs (2018), tại khu vực đảo Lepar và Pongok - Indonesia), cá song da báo đánh bắt được có kích thước dao động 220 – 650mm. Trong khi cá đực bắt gặp ở các tháng 3, 4, 5, 7, 9, 10 thì cá cái chỉ xuất hiện nhiều trong tháng 3-4 và khoảng thời gian này là mùa vụ sinh sản chính của cá song da báo khu vực biển này (Sudirman, 2018).
Trung Quốc (và vùng lãnh thổ Đài Loan) là quốc gia đã chủ động trong sản xuất giống cá song da báo (P. leopardus), thực tế nguồn cá giống mà ngư dân Việt Nam nuôi chủ yếu được nhập từ nước này. Qua những tài liệu (tiếng Trung Quốc) lựa chọn thu thập, chúng tôi đã tổng hợp, phân tích. Kết quả cụ thể như sau:
- Một số đặc điểm sinh học sinh sản: Tác giả Hong GuanHai và cs (2005), cá song da báo (P. leopardus) sinh sống chủ yếu tại các rạn san hô, rãnh nứt gãy, … của thềm lục địa vùng biển từ Chiết Giang đến đảo Hải Nam (Trung Quốc). Vào mùa sinh sản, chúng thường kết thành đàn tại các vùng biển ấm nơi có nhiệt độ >24oC, nước trong xanh. Cá đực bắt gặp hầu hết tại các tháng không phải mùa đông và cá cái thành thục thường chỉ bắt gặp được trong các tháng 1-5 (Hải Nam), tháng 2-7 (Quảng Đông) và tháng 5-9 tại cùng Chiết Giang - Phúc Kiến (Hogng và Xu 2005).
- Xây dựng đàn cá bố mẹ và kích thích sinh sản: Tác giả Jie MaiXian và cs (2005) đã xây dựng đàn cá song da báo bố mẹ có nguồn gốc tự nhiên và thương phẩm (cá đực >4kg/con; cá cái >2,5kg/con, > 3 tuổi), cá được nuôi vỗ tích cực trong lồng 3x3x3m, mật độ nuôi vỗ 4-8kg/m3. Đàn cá được cho ăn cá tạp tươi, tôm cua vv... Trước mùa sinh sản 2 tháng, mỗi ngày trộn thêm vào thức ăn tổng hợp men mực 6-8g/kg, các nguyên tố vi lượng 6-8g/kg, dầu cá cao cấp và các loại vitamin (chủ yếu bao gồm vitamin C, E) 2-4g/kg vv.., dùng dầu mực để trộn vào thức ăn cho ăn. Lượng thức ăn cho ăn 2-5% trọng lượng thân. Số lượng cá bố mẹ >50 con/đàn (để bảo đảm tính đa dạng di truyền và thế hệ sau có tốc độ sinh trưởng tốt), tỷ lệ cá đực/cái từ 1/1 đến 2/1. Lồng được đặt xa bờ (tại vịnh Gang shangcun - Hải Nam) nơi có chất lượng nước ổn định, độ mặn, pH, nhiệt độ biến đổi thấp (Jie et al., 2005).
Đến mùa sinh sản (từ tháng 1-5), chọn cá cái có bụng to để kiểm tra, dùng ống thăm trứng và ép sẹ để kiểm tra, cá thành thục có trứng ≥400μm và sẹ chảy ra. Tác giả đã ghép đực/cái theo tỷ lệ 1:1 đến 1,5:1. Chia các lô thí nghiệm kích thích sinh sản tự nhiên và sử dụng hormone là HCG và LHRH- A3 (liều lượng cá cái: HCG 600-650IU +LHRH-A3 5-5,6µg/kg, cá đực = ½ cá cái) được hoà tan 1,5ml nước cất, tiêm 1 lần. Sau khi tiêm đưa cá vào bể/giai lưới để sinh sản, mật độ 1 con/m2, ở nhiệt độ nước 30-31oC, hiệu ứng hormone khoảng 32-36h sau khi tiêm. Kết quả cho thấy: tỷ lệ thành thục >80%; tỷ lệ cá cái đẻ trứng và tỷ lệ thụ tinh với lô sinh sản tự nhiên (25-34,5%; >90%) và lô sử dụng hormone (82-95%; 78,5-87,3%) (Jie et al., 2005).
*Sinh học phôi và ấu trùng:
+ Nhiệt độ: Tác giả Biao ZhangYou và cs (2011) đã thí nghiệm về nhiệt độ ảnh hưởng đến thời gian phát triển và tỷ lệ nở của phôi với các mức nhiệt độ là 20, 22, 24, 26, 28, 30, 32oC. Kết quả cho thấy: Thời gian ấp dài nhất là 19,6 giờ (tại lô 20oC) và 18,7 giờ tại lô 28oC. Ở ngưỡng nhiệt độ từ 22 - 26oC tỷ lệ nở đạt cao nhất (trung bình 90%), còn ở nhiệt độ 30 và 32 oC, tỷ lệ nở khá thấp là 66,67% và 56,67%. Các lô thí nghiệm đều không phát hiện ấu trùng dị hình. Về tỷ lệ sống sau nở của ấu trùng: Ở nhiệt độ 22oC, tỷ lệ sống của ấu trùng sau 24 tiếng là 40,74%, sau 48 tiếng là 37,04%; với nhiệt độ 28oC tỷ lệ sống của cá bột cao nhất, sau 24 tiếng và 48 tiếng đều là 90,48%. Ở nhiệt độ 32oC, cá bột sau 48 tiếng có tỷ lệ sống là 50,4%. Như vậy, nhiệt độ thích hợp để ấp nở phôi cá song da báo được xác định trong khoảng từ 22-26oC và cần tăng nhiệt độ duy trì 28oC để đảm bảo tỷ lệ sống cao của ấu trùng đến 2 ngày tuổi (Biao et al., 2011).
Cũng nghiên cứu về nhiệt độ, tác giả Wu Liang (2016) đã thử nghiệm ương nuôi ấu trùng cá song da báo ở một số mức nhiệt độ khác nhau. Kết quả công bố như sau: Với nhiệt độ nước14 oC và 17 oC, khi bắt đầu thí nghiệm, toàn bộ ấu trùng đều nổi lên mặt nước, hoạt động mạnh, sau 10 phút thì xuống đáy, hoạt động giảm nhanh. Ở khoảng nhiệt độ 20 - 35 oC ấu trùng hoạt động khá tốt, trong đó tốt nhất ở khoảng 26-29oC. Phân tích tỷ lệ sống: ở nghiệm thức 14, 17 và 38oC, sau khi thí nghiệm bắt đầu 1 ngày thì tỷ lệ sống giảm xuống rõ rệt, sau 2-4 ngày toàn bộ cá bột đều chết. Ở nhiệt độ 20 và 35 oC sau 5 ngày tỷ lệ sống khá thấp lần lượt là 28,83% và 34,17%; Ở các nghiệm thức từ 23-32 oC, tỷ lệ sống của ấu trùng sau 7 đều >75%, đặc biệt là ở thí nghiệm 26 và 29oC, tỷ lệ sống cao nhất là 94,2% và 93,8%. Trong thí nghiệm, tác giả không cho thấy ấu trùng đưa vào thí nghiệm là mấy ngày tuổi. Bằng luận giải có thể suy đoán khoảng nhiệt độ thích hợp cho cá song da báo (giai đoạn ấu trùng) phát triển có thể trong khoảng 23-32oC và ổn định với ngưỡng nhiệt 26-29oC (Wu et al., 2016).
+ Độ mặn: Tác giả Zheng LongHong và cs (2013), đã thử nghiệm ảnh hưởng của các mức độ mặn là: 5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45 (nhiệt độ 26±0.5oC). Kết quả cho thấy: Trứng cá song da báo ở độ mặn 25-45‰ thì tỷ lệ nở đều khá cao (> 75%); và tỷ lệ sống (sau 24 tiếng) > 75%, đặc biệt ở độ mặn 25-35‰, sau 48 tiếng tỷ lệ sống của cá bột > 90%. Khi trứng nở ở độ mặn dưới 25‰ hoặc trên 35‰ thì tỷ lệ sống của ấu trùng rất thấp, đặc biệt là ở độ mặn <20‰ và >45‰ thì tỷ nở của phôi, tỷ lệ sống của cá bột là 0, những ngưỡng độ mặn này đều không thích hợp để ấp trứng nở. Ở độ mặn 25, 30; 35‰, tỷ lệ dị hình lần lượt là 0,5%; 1,0% và 3,0%. Tác giả đưa ra kết luận, khu nuôi vỗ cá bố mẹ và sinh sản, ấp trứng nên trong khoảng 25-35‰, như thế sẽ đem lại tỷ lệ sống và tỷ lệ nở tốt nhất cho phôi và ấu trùng cá song da báo (Zheng et al. 2013).
Theo sự thay đổi dần về độ mặn, nghiên cứu cho thấy, trong phạm vi độ mặn 20-40 ấu trùng đều có thể sống, sau 20 ngày tỷ lệ sống đều > 20%. Trong phạm vi độ mặn 25-30 thì sau 20 ngày tỷ lệ sống đều trên >80%. Tác giả cũng bó trí thí nghiệm với các lô 25, 27, 29, 31 ‰ (28oC). Kết quả cho thấy ở độ mặn 27và 29‰, ấu trùng cá song da báo có tăng trưởng chiều dài trung bình cao nhất (25,5-27,3%) và tỷ lệ sống (31,7- 38,6 %) ở giai đoạn 15 ngày tuổi. Tóm lại: với ấu trùng cá song da báo, độ mặn thích hợp nhất trong ương nuôi là khoảng 27-29‰ (điều kiện 28oC) (Zheng et al., 2013).
+ pH: Tác giả Qiu YangMing và cs (2012) đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số mức pH được bố trí là: 5,0; 5,5; 6,0; 6,5; 7,0; 7,5; 8,0; 8,5; 9,0; 9,5 và điều kiện độ mặn 30‰, nhiệt độ 28±0,5oC. Ở pH 6,5-8,0, thời gian phát triển của phôi khá ngắn, trung bình là 21,6 giờ; Ở pH 5,5; 6,0; 8,5; 9,0 thời gian phát triển phôi mất khoảng 23,6-29,5 giờ. Về tỷ lệ nở: với pH=7,5-8,0 thì tỷ lệ ở cao nhất là 90,5-95%. Ở pH 5,5 và 9,0 tỷ lệ nở chỉ là 50% và 12,6%; Trứng thụ tinh của cá song da báo không nở ở điều kiện pH =5,0 và 9,5. Về tỷ lệ sống: Ở pH=7,5-8,0: sau 24 tiếng tỷ lệ sống của cá bột là cao nhất là khoảng 77,4%; sau 48 tiếng là 73,5%, còn lại ở các lô thí nghiệm ở các mức pH khác thì tỷ lệ sống rất thấp. Như vậy, ấp trứng cá song da báo ở pH từ 7,5-8,0 có tỷ lệ nở >90% và tỷ lệ sống cao nhất Qiu et al. (2012).
*Ương nuôi ấu trùng thành cá hương, cá giống:
Tác giả Wang Rui (2011) đã nghiên cứu thử nghiệm ương nuôi ấu trùng thành cá giống trong hệ thống ương nuôi trong nhà và hệ thống ao lớn ngoài trời. Thí nghiệm ương nuôi trong nhà được bố trí triển khai trong hệ thống bể thể tích 20m3 (Nhiệt độ: 26-29oC; độ mặn: 28‰; pH: 7,4-8,4; DO: 4,5-6 mg/l), mật độ: 10 at/l và cường độ chiếu sáng: 2000 Lux. Luân trùng (B. rotundiformis, B. plicatilis) được sử dụng với mật độ 10-12 con/l, giai đoạn 12 ngày tuổi bắt đầu sử dụng artemia và Copepoda. Thức ăn tổng hợp sử dụng từ 25 ngày tuổi. Lô thí nghiệm ương trong ao với diện tích 500m2, Chỉ tiêu môi trường (nhiệt độ 28-30oC; độ mặn: 28-30‰; pH: 7,8-8,2; DO: 4,5-5,2); ấu trùng được giữ trong các giai bằng bạt che kín và thả ra ngoài ao ương ở sớm ngày thứ 3 sau nở với lượng trứng thả 0,5 kg/ao. Ấu trùng được cho ăn bằng phù du (copepoda, luân trùng và các loại phù du khác) thu được trong các ao nuôi thức ăn tự nhiên. Giai đoạn 12 ngày tuổi, bổ sung thêm artemia hàng ngày để cung cấp đủ lượng thức ăn cho ấu trùng. Cá được thu tại ngày 28 và cho thức ăn là artemia trưởng thành và thức ăn công nghiệp để nuôi thành cỡ giống 5-6cm. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống thành cá 32 ngày tuổi ở lô thí nghiệm ương trên bể chỉ đạt 0,06-0,23%, kích thước không đều nhau. Còn ở lô thí nghiệm đã thu được tổng số 300.000 cá 28-30 ngày tuổi, trung bình 50.000 cá/ao/đợt ương và tỷ lệ sống là từ 2-5,46%. Như vậy thí nghiệm cho thấy các đợt ương nuôi trên bể (phương pháp indoor) đều ra số lượng cá giống ít và tỷ lệ phân đàn cao hơn so với phương pháp ương nuôi trong hệ thống ao (Wang 2011). Huai et al. (2008) và Deng et al. (2014) đã thí nghiệm ương ấu trùng trong hệ thống ao nổi đều cho tỷ lệ sống cao từ 2,8-13,7%.
Năm 2018, Yuan et al. (2018) đã tổng hợp kết quả nghiên cứu và thực nghiệm sản xuất giống đã công bố quy trình công nghệ về sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá song da báo tại Trung Quốc. Các thông tin từ tài liệu cho thấy phương pháp ương nuôi ấu trùng cá song da báo phổ biến là ương trong ao (outdoor). Thức ăn (tảo, luân trùng, copepod) được gây nuôi trong hệ thống ao. Ao ương được che lưới hạn chế ánh sáng và nhiệt. Thức ăn (giai đoạn từ ấu trùng thành cá hương) là Artemia trưởng thành và thức ăn tổng hợp. Thông thường tỷ lệ sống thành cá hương khoảng 8-10% và tỷ lệ thành cá 6cm là 6-7% (Yuan et al., 2009).
7. Cơ sở dữ liệu: Bao gồm cả văn bản và số hóa