DANH SÁCH CÁC LOÀI LƯU GIỮ - NƯỚC MẶN LỢ

Cua hoàng đế, cua huỳnh đế, cua đế

  • 1. Thuộc nhóm:Nước mặn lợ
  • 2. Thuộc loài:Giống gốc, giống thuần, giống có giá trị kinh tế
  • 3. Tổ chức thực hiện:Viện Nghiên cưu Nuôi trồng Thủy sản 3
  • 4. Tổ chức lưu giữ:Viện Nghiên cưu Nuôi trồng Thủy sản 3
  • 5. Thông tin mô tả chung:

    • 1.1.Tên loài và đặc điểm phân loại

    Ngành: Arthropoda

      Lớp: Crustacea

        Bộ: Decapoda

          Họ: Raninidae

            Giống: Ranina

              Loài: Ranina ranina (Linnaeus, 1758)

    • 1.2.1. Hình thái cấu tạo

      Cua có thân hình dẹp hướng lưng bụng, toàn bộ cơ thể được bao bọc trong lớp vỏ kitin dày và được chia làm hai phần:

      - Phần đầu ngực: Là sự liên hợp của năm đốt đầu và tám đốt ngực nằm phía dưới mai. Do ranh giới giữa các đốt không rõ ràng nên việc phân biệt các đốt có thể dựa vào số phụ bộ trên các đốt, đầu gồm có mắt, anten và phần phụ miệng. Mai cua to và phía trước có nhiều răng. Trước mai có hai hốc mắt chứa mắt có cuống và hai cặp râu nhỏ và râu lớn. Cua đực có hai lỗ sinh dục nằm ở gốc của đôi chân bò thứ năm và dính vào đó một đôi gai giao phối ngắn. Cua cái có hai lỗ sinh dục nằm ở gốc đôi chân bò thứ ba.

      - Phần bụng: Gồm bảy đốt, hơi gập lại phía dưới phần đầu ngực. Ở con đực, đôi chân bụng đầu tiên thoái hóa thành đôi gai giao cấu hình mũi kiếm, còn ở con cái, chân bụng thoái hóa thành các lông tơ để kết dính trứng với nhau.

    • 1.2.2. Phân bố

      Cua huỳnh đế được tìm thấy ở vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương, trong vùng nước có độ sâu từ 10 m đến 70 m (Kennelly và Scandol, 2002). Chúng phân bố nhiều ở vùng biển phía đông của Australia (từ Yeppoon của Queensland tới Nowra của New South Wales); từ Quinn Rocks miền Bắc của Perth tới Houtman Abrolhos và Geraldton phía Tây Australia. Ngoài ra chúng còn phân bố ở một số vùng khác: phía đông của châu Phi băng qua vùng biển Ấn Độ tới Indonesia, Nhật Bản, Hawaii và một số nước châu Á khác (Brown, 1986).

    • Ở Việt Nam, theo một số thông tin về việc đánh bắt loài cua này cho thấy: cua phân bố ở khắp biển ven bờ Việt Nam nhưng chủ yếu ở vùng biển miền Trung, tập trung nhiều ở hai vùng: Sa Huỳnh (Quãng Ngãi) và Tuy Phong (Bình Thuận). Ở Khánh hòa, cua có phân bố ở vùng ven một số đảo ở vịnh Vân Phong, Nha Trang như Hòn Tre, Hòn Miếu, Hòn Đỏ…, và ngay ở độ sâu chừng 0,5 m nước đã bắt gặp sự xuất hiện của chúng. Tuy nhiên, cho đến nay, nguồn lợi loài cua này là tương đối khan hiếm. Về mùa vụ đánh bắt: khoảng từ tháng 1 – 10, phong phú nhất vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 10. Riêng cua ôm trứng có thể bắt gặp hầu hết các tháng trong năm, ngoại trừ tháng 11 chưa thu được (Nguyễn Văn Chung và Hà Lê Thị Lộc. 2007).
    • 1.3. Một số đặc điểm sinh học

            1.3.1. Đặc điểm dinh dưỡng

    • 1.3.2. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản

      *  Mùa vụ sinh sản

      Đặc điểm vùng biển miền Trung Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới, điều kiện nhiệt độ và độ chiếu sáng giữa các mùa ít chênh lệch nên nhịp điệu sinh sản theo mùa không rõ nét, đặc biệt mùa sinh sản của động vật giáp xác thường kéo dài. Cua hoàng đế có thể sinh sản quanh năm, tuy nhiên, mùa vụ sinh sản chính của cua hoàng đế ở vùng biển Khánh Hòa tập trung vào tháng 2 đến tháng 6, và thời gian từ tháng 9 đến 10 là mùa phụ.

      Tuy nhiên, tùy theo vùng phân bố mà mùa vụ sinh sản của cua hoàng đế có sự khác nhau. Ở vùng biển Hachijojim (Nhật Bản), tỷ lệ cua thành thục chiếm 10 - 90 % từ tháng 5 đến tháng 9, và số lượng cua mang trứng chiếm tỷ lệ cao nhất là tháng 7 (Minagawa et al., 1993). Tương tự ở vùng biển Moloka (Hawaii), tỷ lệ cua cái thành thục trung bình đạt 86 % từ tháng 5 đến tháng 9 và tại vùng biển Mindanao, Philippines tỷ lệ cua cái thành thục ở những tháng này chiếm trên 50 % (Baylon và Tito, 2012). Tuy nhiên, ở vùng biển Andaman (Thái Lan) chỉ có 1,1% -16,6 %  cua cái mang trứng từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, thấp nhất từ tháng 11 đến tháng 2 (Krajangdara và Watanabe, 2005). Ở vùng biển Wales (Úc) có 30 – 80 % cua cái thành thục vào tháng 12 (Kennelly và Watkins, 1994), kết quả này cũng tương tự với báo cáo của Skinner và Hill (1986) ở cùng biển Queensland (Úc). Brown (1986) cho rằng ở phía Nam của Queensland, từ tháng 11 đến tháng 12 hầu hết những cua cái đều mang trứng; ở phía Đông Queensland, khoảng thời gian sinh sản của cua dao động quanh tháng 10 hằng năm (Chen và Kennelly, 1999). Nhìn chung, ở Úc, cua cái đẻ trứng vào các tháng ấm trong năm từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau (Kailola et  al., 1993). Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Văn chung và Hà Lê Thị Lộc (2007) thông báo rằng cua ôm trứng có thể bắt gặp hầu hết các tháng trong năm, ngoại trừ tháng 11.

      *  Kích thước thành thục sinh dục lần đầu

      Các cá thể trưởng thành và tham gia sinh sản khi đạt đến một độ tuổi và kích thước nhất định, khi cơ thể đã tích lũy đủ lượng vật chất cho sự phát triển của tuyến sinh dục sau giai đoạn tăng trưởng kích thước. Tại khu vực vùng biển Khánh Hòa, kích thước và khối lượng của cua hoàng đế bố mẹ thu được thể hiện qua Bảng 2.

      Bảng 2: Kích thước và khối lượng của cua hoàng đế tham gia sinh sản

      (n=120, Trung bình ± Độ lệch chuẩn)

      Các giá trị

      Cua cái

      Cua đực

      CL (mm)

      CW (mm)

      W (g)

      CL (mm)

      CW (mm)

      W (g)

      Trung bình

      87,5 ± 12,2

      73,3 ± 10,8

      246,6 ± 101,9

      94,2 ± 13,4

      79,3 ± 12,5

      303,9 ± 124,5

      Nhỏ nhất

      67,0

      56,0

      100,0

      69,0

      57,0

      120,0

      Lớn nhất

      107,0

      91,0

      430,0

      130,0

      104,0

      640,0

       

       

      *  Cấu tạo tuyến sinh dục

      Tuyến sinh dục đực gồm một đôi tinh hoàn và một đôi ống dẫn tinh. Đôi tinh hoàn dài chứa dịch màu trắng nằm ở mặt lưng giáp đầu ngực, lượn khúc ngay trên khối gan tụy, vòng qua hai bên mang. Hai ống dẫn tinh nhỏ và dài đổ ra lỗ sinh dục nơi có gai giao cấu dưới gốc chân bò thứ năm

      Tuyến sinh dục cái gồm hai noãn sào, hai ống dẫn trứng to và ngắn đổ thẳng ra lỗ sinh dục nằm dưới đôi chân bò thứ ba. Quá trình phát triển của buồng trứng ứng với sự biến đổi màu sắc từ vàng nhạt, vàng cam và sau cùng là màu cam đậm.

      *  Sức sinh sản

      Trên 120 con cua cái thu thập tự nhiên ở vùng biển Khánh Hòa dùng cho khảo sát quá trình phát triển tuyến sinh dục, 29 con đang ôm trứng (buồng trứng giai đoạn 5) có chiều dài giáp đầu ngực và khối lượng thân trung bình tương ứng là 87,38 mm và 251 g được sử dụng cho đánh giá sức sinh sản thực tế dựa trên số trứng có trong buồng trứng. Sức sinh sản thực tế hay số lượng trứng trung bình trong một lần đẻ là 45.400 trứng/một cá thể cái, dao động từ 12.100 - 119.700 trứng tùy theo kích thước cua mẹ. Kích thước cua cái mang trứng nhỏ nhất là 67 mm CL với khối lượng là 120 g.

      * Quá trình phát triển phôi cua hoàng đế

      Phôi nang: Sau khi đẻ từ 5-6 ngày, qua nhiều lần phân cắt, kích thước các phôi bào nhỏ dần, trứng đã phát triển ở giai đoạn phôi nang. Ở giai đoạn này, cấu trúc phôi chưa phát triển, khối tế bào không định hình. Hạt noãn hoàng dày đặc. Kích thước phôi nang là 0,62 ± 0,01 mm.

      Phôi vị và xuất hiện điểm mắt: Trứng tròn, màu vàng cam, khoảng cách giữa vỏ trứng và phôi phát triển bên trong có thể quan sát được. Cuối giai đoạn này, trứng có màu vàng cam đậm. Hạt noãn hoàng không còn dày đặc. Sự phân cắt tạo thành mầm các phần phụ có thể quan sát được. Xuất hiện điểm mắt hình lưỡi liềm có màu đỏ tươi. Đường kính trứng trung bình 0,65 ± 0,01 mm.

      Xuất hiện sắc tố và nhịp tim: Trứng có màu nâu hoặc xám, hình ovan, xuất hiện sắc tố ở phần thân, mắt và các phần phụ. Cuối giai đoạn này, trứng có màu nâu đậm hoặc màu đen. Điểm mắt đen tròn và to hơn. Xuất hiện nhịp tim và tăng dần số nhịp đập. Nhịp tim từ 60 -78 lần/phút. Kích thước trứng trung bình  0,67 ± 0,01mm.

      Xuất hiện mầm gai lưng và gai đầu: Trứng có màu nâu đậm. Khoảng 3/4 khối noãn hoàng đã bị tiêu hao, lượng noãn hoàng còn lại được chia thành 3 thùy. Phôi đã phát triển tương đối lớn và chiếm phần lớn thể tích trứng. Mắt lớn hơn và phát triển hoàn thiện hơn. Tim đập mạnh và nhanh hơn với khoảng 100 – 110 nhịp/phút. Các phần phụ đã lớn hơn nhưng chưa phân đốt hoàn toàn. Xuất hiện gai lưng và gai đầu.

      Phôi hoàn chỉnh: Các cấu trúc của phôi đã khá rõ ràng, lúc này có thể quan sát thấy hình dạng ấu trùng. Noãn hoàng vẫn còn lại một ít ở phần lưng kéo lên phần đầu ngực. Đôi mắt đã phát triển khá hoàn thiện và có thể phân biệt được giác mạc và võng mạc. Tim phát triển lớn hơn, gai lưng và gai đầu đã có thể nhìn thấy được. Phôi sắp nở: Trước khi nở, phôi chiếm gần như toàn bộ thể tích trứng. Noãn hoàng bị tiêu hao gần như hoàn toàn và chỉ còn lại một ít ở phần khoang đầu ngực. Giáp đầu ngực, các chân hàm và bánh lái đã phân đốt hoàn toàn. Phôi có rất nhiều sắc tố, chủ yếu là sắc tố đen. Màng trứng trở nên trong suốt, do đó các đám tế bào sắc tố có thể dễ dàng nhìn thấy dưới kính hiển vi soi nổi. Ở giai đoạn này, phôi thường di chuyển phần bụng và các phần phụ ở trong màng trứng. Nhịp tim đập từ 120-140 lần/phút. Kích thước trứng trung bình 0,73 ± 0,015 mm.

    •   2. Bản đồ phân bố trên thế giới

  • 6. Phân loại nguồn gen (Theo tiêu chuẩn IUCN/FAO):VU (Vulnerable) - Sẽ nguy cấp

Các loài khác

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

anh

CÁC ĐỐI TÁC

anh anh anh anh anh

LIÊN KẾT WEBSITE