BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN NGHIÊN CỨU
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN I
TRUNG
TÂM QUỐC GIA GIỐNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT MIỀN BẮC
*********************
BÁO
CÁO TÁI TẠO ĐÀN CHÉP CHỌN GIỐNG QUỸ GEN (Cyprynis carpio Linnaeus, 1758)
Thuộc nhiệm vụ:
Bảo tồn, lưu giữ nguồn
gen và giống thủy sản khu vực miền Bắc năm 2021
Đơn vị chủ trì dự án: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I
Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Võ Văn Bình
Hải
Dương, tháng 10 năm 2021
DANH
SÁCH THÀNH VIÊN
1.
KS. Ngô Khánh Thùy Linh (Tác giả)
2.
TS. Võ Văn Bình (chủ nhiệm dự án)
3.
Ths. Nguyễn Hải Sơn
4.
Ths. Lê Ngọc Khánh
5.
Ks. Nguyễn Hữu Quân
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá
chép (Cyprinus carpio) là một trong
những đối tượng nuôi thuỷ sản quan trọng, với sản lượng ước tính chiếm 3,4%
(4,4 triệu tấn) trong tổng sản lượng thuỷ sản, tương đương 8,3% sản lượng nuôi
trồng thủy sản trên thế giới năm 2015 (Karnai & Laura., 2018). Đây là loài
cá dễ nuôi, ít dịch bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao, giá thành sản
xuất thấp nên nhiều quốc gia vùng Đông Nam Á đã chú trọng phát triển nuôi loài
cá này (Nguyen Huu Ninh & cs.,2012). Hiện nay, Cá chép là loài nuôi được phổ
biến và ưa chuộng nhất ở miền Bắc, sản lượng nuôi loài cá này ước chiếm 20-25%
tổng sản lượng cá nước ngọt nuôi ở miền Bắc.
Ở
nước ta, cá chép là đối tượng nuôi truyền thống, trong tổng số 08 loài cá chép
bản địa thì cá chép trắng được nuôi nhiều nhất (Trọng, 1993). Tuy nhiên, cá
chép trắng đã thể hiện tốc độ sinh trưởng chậm, thành thục sớm (Phạm Anh Tuấn,
1986). Năm 1975, ba dòng cá chép mới (cá chép kính Hungary, cá chép vảy Hungary
và cá chép vàng Indonesia) đã được nhập vào Việt Nam. Các thí nghiệm lai giữa
cá chép trắng Việt với cá chép vẩy Hungary, cá chép vàng Indonesia đã được thực
hiện (Phạm Mạnh Tưởng & Trần Mai Thiên, 1979). Sau 5 thế hệ chọn lọc, tốc độ
tăng trưởng của cá chép lai đã tăng 33% so với quần đàn ban đầu (Tran Mai
Thien, 1993 & 1996).
Từ
năm 2008, chương trình chọn giống cá chép không được tiếp tục thực hiện, dẫn đến
hiện tượng cận huyết đã xảy ra trên các đàn cá bố mẹ phục vụ sản xuất. Kết quả
là chất lượng giống cá chép hiện nay không ổn định, tỷ lệ phân đàn cao, tỷ lệ sống
thấp (Nguyen Huu Ninh & cs., 2012). Đây chính là lý do cho viêc tái tạo và
lưu giữ nguồn gen nhằm cung cấp nguồn cá chép giống chất lượng phục vụ nhu cầu
đang tăng cao của nghề nuôi của miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung.
II. TỔNG QUAN
1. Hiện trạng bảo tồn và lưu giữ
nguồn gen thủy sản tại Việt Nam
Việt
Nam, với đặc điểm riêng về điều kiện sinh thái và địa hình, được đánh giá là một
trong 25 nước trên thế giới có mức độ đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây với quá trình toàn cầu hoá, sự gia tăng dân số,
yêu cầu của sự phát triển kinh tế và hệ quả của biến đổi khí hậu, các nguồn gen
động, thực vật, vi sinh vật đang bị suy giảm nghiêm trọng, trong đó bao gồm cả
nguồn gen thủy sản. Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới thông báo khoảng
70 % nguồn lợi thủy sản trên thế giới đang bị khai thác quá mức (FAO, 2012). Bộ
sách đỏ Việt Nam (2007) cho thấy một bức tranh đáng lo ngại về tài nguyên động,
thực vật của nước ta. Ngoài việc tăng lên đáng kể số lượng loài bị đe dọa, thứ
hạng mức độ đe dọa cũng tăng lên. Trong lĩnh vực thủy sản, hiện có 6 loài đã
tuyệt chủng ngoài tự nhiên (EW), 22 loài có nguy cơ tuyệt chủng cực kỳ lớn
(CR), 70 loài có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn (EN) và 170 loài có nguy cơ tuyệt
chủng lớn (VU) (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, 2008).
Thủy sản Việt Nam có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
đã duy trì tăng trưởng liên tục trong gần 20 năm qua với mức tăng bình quân là
9,07%/năm. Năm 2019, tổng sản lượng thủy sản đạt 8,15 triệu tấn trong đó sản lượng
khai thác đạt 3,77 triệu tấn và sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,38 triệu tấn.
Kim nghạch xuất khẩu thủy sản năm 2019 đạt khoảng 8,6 tỷ USD, đứng thứ 3 trong
các ngành kinh tế của nước ta (VASEP, 2019). Nguồn lợi
thủy sản Việt Nam rất đa dạng do đặc điểm điều kiện sinh thái và địa hình với hơn 2.000 loài sinh vật nước ngọt (1.438 loài vi tảo, 800
loài động vật không xương sống, 1.028 loài cá nước ngọt) và hơn 11.000 loài sinh vật biển (2.500 loài cá biển, 225 loài tôm, 6.300
loài động vật đáy, 537 loài thực vật nổi, 657 loài động vật nổi, 653 loài rong
biển, 94 loài thực vật ngập mặn, 14 loài cỏ biển, 15 loài rắn biển, 25 loài thú
biển và 5 loài rùa biển) đã được phát hiện (Bộ
TN&MT, 2011). Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng dân số, các yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội, hệ quả của biến đổi khí hậu đã gây nên sự giảm sút nghiêm
trọng về nguồn lợi các loài thủy hải sản kéo theo sự suy giảm tính đa dạng di
truyền. Hơn nữa, do nhu cầu đa dạng giống loài nuôi,
đáp ứng số lượng và đảm bảo chất lượng con giống cho hoạt động nuôi trồng thủy
sản ngày càng tăng. Do vậy chương trình bảo tồn, lưu giữ nguồn gen thủy hải sản
cũng như việc đánh giá các nguồn gen mới có tiềm năng kinh tế đóng vai trò đặc
biệt quan trọng.
2. Hiện
trạng nguồn Chép chọn giống tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền
Bắc
Trung
tâm quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc là đơn vị duy nhất lưu giữ các
dòng cá chép ở Việt Nam, bao gồm dòng cá Chép Indonesia, Chép Việt Nam và các
dòng cá chép Hungary.
Nguồn chép chọn giống tại Trung tâm quốc gia giống thủy
sản nước ngọt miền Bắc không còn nhiều, cá thể đực và cái có sự chênh lệch lớn.
Đàn cá hầu hết đều lớn tuổi khả năng sinh sản có dấu hiệu giảm sút. Chính vì vậy
việc tái tạo đàn chép chọn giống Quỹ gen là hết sức cần thiết.
3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Tái
tạo thành công đàn Chép chọn giống Quỹ gen nhằm tạo ra đàn hậu bị mới, làm nguồn
gen để lưu giữ, sinh sản và phục vụ sản xuất.
3.2. Nội dung
+ Lựa
chọn và đưa vào nuôi vỗ đàn chép chọn
giống tại Trung tâm
+
Tuyển chọn ghép cặp cho sinh sản thành công 16 cặp bố mẹ.
+
Ương nuôi sản xuất thành công trên 1000 con hậu bị.
III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu
1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đàn
chép chọn giống Quỹ gen đang được lưu giữ ở Trung Tâm quốc gia giống thủy sản nước
ngọt miền Bắc.
1.2. Địa điểm nghiên cứu
Các nội dung được thực hiện tại Trung
tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc ( phường Tân Dân – thành phố Chí
Linh – tỉnh Hải Dương ).
1.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên
cứu được thực hiện từ tháng 03/2021 đến tháng 08/2021, trong đó:
-
Tuyển chọn ghép cặp cho
sinh sản được thực hiện từ ngày 01/03/2021 đến ngày 31/04/2021.
-
Ương từ giai đoạn bột lên
hương được thực hiện từ ngày 01/05/2021 đến ngày 15/06/2021.
-
Nuôi từ giai đoạn hương
lên giống được thực hiện từ ngày 16/06/2021 đến ngày 31/08/2021.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp thực hiện các nội dung
Nội dung 1: Nuôi vỗ đàn chép chọn giống tại Trung tâm
Đàn
chép chọn giống tại
Trung tâm được nuôi vỗ làm
hai giai đoạn. Giai đoạn nuôi vỗ tích cực kéo dài trong 3 tháng, trong giai đoạn này thức ăn được sử dụng là cám
công nghiệp độ đạm 35%CP và đậu tương ninh nhừ. Giai đoạn nuôi vỗ thành thục kéo
dài trong 1,5 tháng, trong giai đoạn này thức ăn được sử dụng là cám công nghiệp
độ đạm 35%CP kết hợp với thóc mầm. Trong quá trình nuôi vỗ,
kiểm tra độ thành thục của cá qua từng giai đoạn, kích nước các ao vào tháng cuối
của quá trình nuôi vỗ.
Nội
dung 2:
Tuyển chọn cá bố mẹ để ghép cặp từ đàn
Chép chọn giống của Trung tâm.
Tuyển
chọn 20 cá thể đực , 20 cá thể cái từ
đàn chép chọn giống tại Trung tâm có điều kiện phù hợp
với tiêu chuẩn chọn lựa cá bố mẹ tại để tiến hành ghép cặp cho sinh sản.
Cá
cái lựa chọn những cá thể khỏe mạnh, bụng to, mềm, buồng trứng sệ sang hai bên,
lỗ sinh dục mở kéo dài có màu hồng tươi, khi thăm trứng, trứng căng tròn, rời
nhau, có màu trắng xanh là đạt yêu cầu.
Cá
đực để lựa chọn cho sinh sản là những cá thể khỏe mạnh, màu sắc tươi sáng ,
không dị hình dị tật, khi vuốt nhẹ gần lỗ sinh dục có sẹ màu trắng đục dễ hòa
tan trong nước.
Bảng 1. Đàn chép dùng làm vật liệu để tuyển chọn cho
sinh sản
Ao
|
Loài
|
Số lượng (Con)
|
Khối lượng trung
bình ( kg/ con )
|
B8
|
Chép cái
|
97
|
4,2± 0,5
|
B9
|
Chép cái
|
93
|
4,5± 0,3
|
B10
|
Chép đực
|
90
|
4,5± 0,4
|
Liều
lượng tiêm: 60µg LRHa + 10mg DOM. Thời gian tiêm lần 1 cách lần 2 là 6h. Liều
tiêm sơ bộ bằng 1/3 liều tiêm quyết định. Liều lượng tiêm của cá Chép đực bằng
1/3 cá chép cái, thời gian tiêm cá chép đực cung với liều tiệm quyết định đối với
cá chép cái. cá sẽ rụng trứng sau liều tiêm quyết định 4-6h tùy theo nhiệt độ
nước.
Sau khi thụ tinh trứng được ấp trong bình weis có dung tích 10 lít, nước chảy liên tục, nhiệt độ nước thích hợp
cho cá chép đẻ dao động trong khoảng 23- 25°C.
Nội dung 3: Ương nuôi đàn Chép, sản xuất trên 1000 con hậu bị
Tiến hành đánh giá tỉ lệ sống, tỉ lệ
tăng trưởng qua hai môi trường ương nuôi trong giai và trong ao.
Giai dùng để ương cá từ giai đoạn bột
lên hương có kích thước là 3x4x1,5m, mắt lưới 2a= 2mm.
Giai dùng để nuôi cá từ giai đoạn
hương lên giống có kích thước 3x4x1,5, mắt lưới có kích thước là 2a= 1cm.
Ao dùng để ương cá bột có diện tích là
500m2, độ sâu 1,5-2m, độ sâu mực nước là 1m.
Ao dùng để nuôi cá từ hương lên giống
có diện tích là 500m2, độ sâu 1,5-2m, độ sâu mực nước là 1,2-1,5 m.
Trước khi thả cá, ao ương cần được nạo
vét, làm phẳng, bón vôi đáy ao. Gây màu nước tạo nguồn thức ăn tự nhiên trong
ao 4 ngày trước khi thả cá.
Đối với giai đoạn ương cá bột. Trong 5
ngày đầu sau khi thả cá sẽ sử dụng lòng đỏ trứng pha loãng té đều khắp khu vực
nuôi, cho ăn 2 bữa trên ngày. Sau đó cho cá ăn cám công nghiệp độ đạm 40% dạng
bột rắc đều xung quanh bờ. Thời gian cho cá ăn vào sáng sớm và chiều tối.
Trong giai đoạn nuôi từ hương lên giống.
Trong tháng đầu, cho cá ăn cám công nghiệp độ đạm 40%CP, kích cỡ hạt cám là
1mm, tháng tiếp theo cho ăn cám công nghiệp độ đạm 35%CP, kích cỡ hạt cám là
2mm. Cho cá ăn 2 lần trên ngày.
Trong quá trình ương nuôi, chế phẩm
sinh học và vitamin C được bổ sung thêm vào trong thức ăn để hỗ trợ tiêu hóa và
tăng sức đề kháng. Thay nước (30% lượng nước trong ao) định kì 2 tuần/ lần đối
với ao nuôi, thay giai 2 tuần/ lần đối với giai ương.
2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1. Phương pháp xác định tỷ lệ cá đẻ, tỷ lệ thụ tinh của cá bố mẹ

2.2.2. Phương pháp xác định tỷ lệ nở, tỷ lệ dị hình và tỷ
lệ sống của cá bột
2.3. Phương xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm Exel
IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Ghép cặp cho sinh sản đàn Chép chọn giống
Từ ba ao Chép chọn giống đã nuôi vỗ tại
trung tâm, tiến hành tuyển chọn những cá bố mẹ đạt yêu cầu đưa vào ghép cặp thành 20 gia đình để tiến hành cho sinh sản nhân tạo.
Kết quả tuyển chọn ghép
cặp đàn chép chọn giống tại trung tâm được thể hiện qua Bảng 2.
Bảng 2. Kết quả tuyển chọn đàn
chọn giống bố mẹ đưa vào sinh sản
Gia đình
|
Khối lượng ( kg )
|
Chiều dài ( cm )
|
Màu sắc trứng
|
Gia đình 1
|
Đực B10
|
4,5±0,3
|
51,3 ± 4,5
|
|
Cái B8
|
4,0 ±0,4
|
46,5 ±5,5
|
Trắng xanh
|
Gia đình 2
|
Đực B10
|
4,3 ±0,3
|
50,3 ± 3,5
|
|
Cái B8
|
3,9 ±0,5
|
45,5 ± 5,0
|
Vàng xanh
|
Gia đình 3
|
Đực B10
|
4,6 ±0,2
|
51,5± 3,5
|
|
Cái B8
|
4,2±0,4
|
48,0± 4,5
|
Trắng xanh
|
Gia đình 4
|
Đực B10
|
4,6±0,4
|
51,6 ± 4,5
|
|
Cái B8
|
4,3 ±0,3
|
50,0 ± 3,5
|
Trắng xanh
|
Gia đình 5
|
Đực B10
|
4,5 ±0,5
|
51,3 ± 5,0
|
|
Cái B8
|
4,2 ±0,3
|
49,8 ± 4,0
|
Trắng xanh
|
Gia đình 6
|
Đực B10
|
4,3 ±0,4
|
51,0 ± 5,5
|
|
Cái B8
|
4,0 ±0,3
|
48,0 ± 3,5
|
Sáng trắng
|
Gia đình 7
|
Đực B10
|
4,5 ±0,2
|
51,8 ± 4,5
|
|
Cái B8
|
4,0 ±0,3
|
47,9 ± 4,0
|
Trắng xanh
|
Gia đình 8
|
Đực B10
|
4,4 ±0,4
|
50,8 ± 4,5
|
|
Cái B8
|
4,1 ±0,3
|
48,7 ± 3,5
|
Vàng xanh
|
Gia đình 9
|
Đực B10
|
4,5 ±0,5
|
51,3 ± 5,0
|
|
Cái B8
|
4,2 ±0,3
|
49,0 ± 4,0
|
Sáng trắng
|
Gia đình 10
|
Đực B10
|
4,6 ±0,6
|
52,0 ± 4,5
|
|
Cái B8
|
4,2 ±0,4
|
49,8 ± 4,0
|
Trắng xanh
|
Gia đình 11
|
Đực B10
|
4,5 ±0,5
|
51,0 ± 4,5
|
|
Cái B8
|
4,1±0,3
|
50,8 ± 4,5
|
Trắng xanh
|
Gia đình 12
|
Đực B10
|
4,7 ±0,4
|
52,0 ± 5,5
|
|
Cái B9
|
4,6 ±0,3
|
51,5 ± 5,0
|
Trắng xanh
|
Gia đình 13
|
Đực B10
|
4,5 ±0,2
|
51,0 ± 4,5
|
|
Cái B9
|
4,5 ±0,3
|
50,9 ± 4,0
|
Trắng xanh
|
Gia đình 14
|
Đực B10
|
4,5 ±0,3
|
51,2 ± 4,5
|
|
Cái B9
|
4,5 ±0,3
|
51,0 ± 4,0
|
Vàng xanh
|
Gia đình 15
|
Đực B10
|
4,7 ±0,4
|
52,3 ± 5,0
|
|
Cái B9
|
4,5 ±0,3
|
51,2± 4,5
|
Vàng xanh
|
Gia đình 16
|
Đực B10
|
4,6 ±0,3
|
51,5 ±5,0
|
|
Cái B9
|
4,6 ±0,4
|
51,1± 5,0
|
Sáng trắng
|
Gia đình 17
|
Đực B10
|
4,7 ±0,4
|
52,6 ±5,5
|
|
Cái B9
|
4,4 ±0,2
|
50,2 ± 4,0
|
Sáng trắng
|
Gia đình 18
|
Đực B10
|
4,5 ±0,3
|
51,2 ± 4,5
|
|
Cái B9
|
4,6 ±0,3
|
50,0 ± 4,0
|
Trắng xanh
|
Gia đình 19
|
Đực B10
|
4,5 ±0,2
|
51,5 ± 4,5
|
|
Cái B9
|
4,4 ±0,2
|
50,0 ± 4,0
|
Trắng xanh
|
Gia đình 20
|
Đực B10
|
4,5 ±0,3
|
51,6 ± 4,5
|
|
Cái B9
|
4,5±0,2
|
51,0 ± 4,5
|
Trắng xanh
|
Qua Bảng 2 có
thể thấy cá Chép chọn giống đực được tuyển chọn có khối lượng biến động từ
4,3kg đến 4,7kg, chiều dài biến động từ 50,3cm đến 52,6cm. Trong khi đó cá Chép
chọn giống cái được tuyển chọn cho sinh sản có khối lượng biến động từ 3,9kg đến
4,6kg, chiều dài biến động từ 43,5cm đến 51,5cm. Nhìn chung sự chênh lệch về khối
lượng và chiều dài ở các căp gia đình là không đáng kể.
Sau khi ghép
cặp tiến hành cho các cặp gia đình sinh sản nhân tạo. Kết quả về tỷ lệ thụ tinh
và tỷ lệ nở được thể hiện qua Bảng 3.
Bảng 3. Kết quả ghép cặp cho
sinh sản
Ghép ao
|
Gia đình
|
Tỷ lệ
thụ tinh (%)
|
Tỷ lệ
nở (%)
|
♂B10 x ♀B8
|
1
|
32
|
25
|
2
|
25
|
29
|
3
|
27
|
23
|
4
|
28
|
35
|
5
|
35
|
37
|
6
|
37
|
35
|
7
|
41
|
36
|
8
|
42
|
38
|
9
|
35
|
36
|
10
|
28
|
32
|
11
|
30
|
28
|
♂B10 x ♀B9
|
12
|
25
|
27
|
13
|
29
|
32
|
14
|
38
|
35
|
15
|
39
|
39
|
16
|
41
|
40
|
17
|
45
|
42
|
18
|
45
|
42
|
19
|
47
|
45
|
20
|
42
|
45
|
Trung bình
|
33,65%
|
35,05%
|
Qua Bảng 3 có thể thấy tỷ lệ thụ tinh của các cặp giai đình biến động từ 25% đến 47%,
tỷ lệ thụ tinh bình là 33,65%. Trong khi đó, tỷ lệ nở biến động từ 23% đến 45%,
tỷ lệ nở trung bình là 35,05%.
2. Ương nuôi sản xuất giống
Số cá bột được thả vào trong giai là 5.000 con, số cá bột ương
trong ao là 50.000 con. Sau
một tháng ương kết quả về
tỷ lệ sống ở hai môi trường ương giai
và ao có sự khác nhau. Sự khác nhau này
được thể hiện qua
Bảng 4 và 5.
Bảng 4. Tỷ lệ sống của cá hương
ương trong giai
Giai
|
Số
cá thả
|
Số
cá còn sống
|
Tỷ
lệ sống
|
1
|
5.000
|
900
|
18%
|
2
|
5.000
|
650
|
13%
|
3
|
5.000
|
1.000
|
20%
|
Trung bình
|
17%
|
Bảng 5. Tỷ lệ sống của cá hương
ương trong ao
Ao
|
Số
cá thả
|
Số
cá còn sống
|
Tỷ
lệ sống
|
D1
|
50.000
|
15.500
|
31%
|
D2
|
50.000
|
12.000
|
24%
|
D3
|
50.000
|
13.500
|
27%
|
Trung bình
|
27,3%
|
Đối với cá
ương trong giai (Bảng 4), tỷ lệ sống của cá ở các giai biến động từ 13% đến
20%, trung bình là 17%. Trong khi đó, cá ương trong ao (Bảng 5) có tỷ lệ sống
biến động từ 24% đến 31%, trung bình là 27,3%. Như vậy, ương ở trong ao cho kết
quả tốt hơn khi ương ở trong giai.
Giai đoạn ương từ hương lên giống cá
được ương trong giai và trong
ao. Sau 2 tháng nuôi kết quả về sự tăng trưởng và tỷ lệ sống
ở hai môi trường ao và giai có sự khác nhau. Sự khác nhau về tỷ lệ sống ở môi
trường được thể hiện qua Bảng 6 và 7, sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng của cá
ở hai môi trường được thể hiện trong Bảng 8 và 9.
Bảng 6. Tỷ lệ sống của cá giống khi nuôi trong giai
Giai
|
Số
cá thả
|
Số
cá còn sống
|
Tỷ
lệ sống
|
1
|
100
|
71
|
71%
|
2
|
100
|
59
|
59%
|
3
|
100
|
65
|
65%
|
4
|
100
|
63
|
63%
|
5
|
100
|
61
|
61%
|
Trung bình
|
63,8%
|
Bảng 7. Tỷ lệ sống của cá giống
khi
nuôi
trong ao
Ao
|
Số
cá thả
|
Số
cá còn sống
|
Tỷ
lệ sống
|
E1
|
200
|
189
|
94,5%
|
E2
|
200
|
184
|
92,0%
|
E3
|
200
|
179
|
89,5%
|
E4
|
200
|
191
|
95,5%
|
E5
|
200
|
182
|
91,0%
|
Trung bình
|
92,5%
|
Đối với cá ương
nuôi trong giai (Bảng 6), tỷ lệ sống của cá ở các giai biến
động từ 59% đến 71%, tỷ lệ sống trung bình là 63,8%. Trong khi đó, cá ương
nuôi trong ao (Bảng 7) có tỷ lệ sống biến động từ 89,5% đến
95,5%, tỷ lệ sống trung bình là 92,5%. Như vậy, ương
nuôi ở trong ao cho tỷ lệ sống tốt hơn hẳn khi ương
nuôi ở trong giai.
Bảng 8. Tốc độ tăng trưởng của
cá giống sau 2 tháng nuôi trong giai
Giai
|
Lúc thả
|
Sau
2 tháng nuôi
|
Khối
lượng trung bình (g)
|
Chiều
dài trung bình (mm)
|
Khối
lượng trung bình(g)
|
Chiều
dài trung bình (mm)
|
1
|
2,1
|
10,9
|
65,4
|
151
|
2
|
2,1
|
10,8
|
59,3
|
148
|
3
|
2,2
|
11,1
|
69,6
|
154
|
4
|
2,1
|
10,8
|
62,3
|
152
|
5
|
2,2
|
11,0
|
67,5
|
153
|
Trung bình
|
2,14
|
10,92
|
64,82
|
151,6
|
Bảng 9. Tốc độ tăng trưởng của
cá giống sau 2 tháng nuôi trong ao
Ao
|
Lúc thả
|
Sau
2 tháng nuôi
|
Khối
lượng trung bình (g)
|
Chiều
dài trung bình (mm)
|
Khối
lượng trung bình (g)
|
Chiều
dài trung bình (mm)
|
E1
|
2,2
|
11,0
|
95,2
|
189
|
E2
|
2,3
|
11,2
|
106,3
|
195
|
E3
|
2,1
|
11,3
|
97,3
|
190
|
E4
|
2,2
|
11,1
|
102,3
|
192
|
E5
|
2,1
|
11,3
|
89,4
|
184
|
Trung bình
|
2,18
|
11,18
|
98,1
|
190
|
Sau 2 tháng
nuôi tổng số cá thu được là 1.244 con, trong đó từ giai là 319 con, từ ao nuôi
là 925 con. Cá ương
nuôi trong giai (Bảng 8),
khối lượng trung bình
của cá chép giống dao động từ 59,3g đến 69,6g, trong khi đó chiều dài trung
bình dao động từ 148mm đến 154mm. Đối với cá
giống ương nuôi trong ao (Bảng
9), cá có khối lượng trung bình dao động từ 89,4g đến 106,3g, khối lượng trung bình là
98,1g, trong khi đó chiều dài trung bình dao động từ 184mm đến 195mm, chiều dài trung bình là 190mm. Như
vậy, ương nuôi cá giống ở trong ao cho tỷ
lệ tăng trưởng tốt hơn nuôi ở trong giai.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Nhìn chung đàn cá Chép chọn giống đã
được xây dựng thông qua việc áp dụng nuôi vỗ và ương nuôi đúng phương pháp đã
nâng cao được tỷ lệ cá thành thục và số lượng cá tham gia sinh sản cũng như tỷ
lệ sống của cá hương và giống.
Đã sản xuất được trên 1.244 con cá
Chép giống (cỡ 15-19 cm/con, khối lượng 64 –
98 g/con), có thể sử dụng làm đàn cá hậu bị.
Cần tiếp tục tiến hành chọn lọc, nhân
giống đàn cá này để làm vật liệu chọn giống và đưa trực tiếp vào làm đàn cá hậu
bị để sản xuất cá giống phuc vụ công tác nuôi thương phẩm.
Tài
liệu tham khảo
1. FAO,
2012. The state of world fisheries and aquaculture. FAO Fisheries and
Aquaculture Department, 2012. Food And Agriculture
Organization Of
The United Nations Rome, 2012, 210 - 230 page.
2. Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường, 2007. Sách đỏ Việt Nam, Phần I: Động vật. Nxb. KHKT,
Hà Nội. 516 tr.
3. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (2008) Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có
nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển. Quyết định
số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17
tháng 7 năm 2008.
4.
Hiệp hội Chế biến và Xuất
khẩu Thuỷ sản Việt Nam (2019) Tổng
quan ngành thủy sản Việt Nam (VASEP, 2019)
5. Karnai
& Laura (2018). Outlooks and perspectives of the Common carp production.
Roczniki Naukowe Stowarzyszenia Ekonomistów Rolnictwa i Agrobiznesu XX
(1):64-71.
6. Nguyen
Huu Ninh., Ponzoni, R. W., Nguyen, N. H., Woolliams, J. A., Taggart, J. B., McAndrew,
B. J. (2012). A comparison of communal and separate rearing of families in
selective breeding of common carp (Cyprinus carpio): Responses to selection.
Aquaculture 408-409, 152-159.
7. Phạm Anh
Tuấn (1986). Các dòng cá chép (Cyprinus carpio) ở Việt Nam. Báo cáo khoa học đề
tài.
8. Phạm Mạnh
Tưởng & Trần Mai Thiên (1979). Lai kinh tế cá chép. Báo cáo kết quả nghiên
cứu giai đoạn 1972-1976. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I.
9. Trần Đức
Trọng (1993). Nghiên cứu sự biến đổi hình thái của cá chép (Cyprinus carpio L) ở
Việt Nam. Luận văn tiến sĩ. 138tr.
10. Tran Mai
Thien (1993). A review of the fish breeding research and practices in Vietnam.
In: Selective Breeding of Fishes in Asia and the United States-Proceedings of a
Workshop in Hololulu. Hawaii, May 3-7.
11. Trần Mai
Thiên (1996). Chọn giống cá Chép lai và lưu giữ nguồn gen thủy sản. Báo cáo
khoa học, 15tr.