THÔNG TIN CHUNG - Kết quả khai thác nguồn gen

Bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn gen cá anh vũ Semilabeo obscorus (Lin 1981) [23/02/2016]

Thịt cá Anh vũ Semilabeo obscorus mềm, ít xương dăm, thơm ngon, giá bán cao, được coi là loại cá đặc sản nước ngọt miền Bắc. Giá bán cá tại Tuyên Quang và Việt Trì khoảng 200.000-300.000đ/kg và ở thị trường Hà Nội dao động trong khoảng 300.000-350.000đ/kg. Trước đây, cá Anh vũ được coi là loài cá tiến vua. Cho đến nay, cá Anh vũ được bán trên thị trường là có nguồn gốc từ khai thác tự nhiên. Địa điểm khai thác chủ yếu tập trung tại thượng lưu sông Gâm và sông Đà. Tuy nhiên sản lượng khai thác cá Anh vũ rất thấp và có xu hướng giảm dần trong các năm điều tra (Phạm Báu và ctv, 2000). Một số địa điểm khác như sông Lô, sông Chảy và sông Thao trước đây có sản lượng cá Anh vũ khá lớn nhưng hiện nay ...

Khai thác nguồn gen Cá Rầm xanh (Sinilabeo lemassoni Bellegin & Chevey, 1932) phục vụ phát triển bền vững [23/02/2016]

Cá Rầm xanh được xếp vào dạng “ngũ quý” cùng với cá Lăng, cá Chiên, cá Bỗng và cá Anh vũ. Hiện nay, giá cá Rầm xanh mua trực tiếp từ dân chài tại Tuyên Quang giao động từ 200.000 đến 300.000 đồng/kg. Hiện nay các bãi đẻ tự nhiên của cá Rầm xanh gần như không còn, do việc hình thành thuỷ điện Tuyên Quang đã làm thay đổi dòng chảy và môi trường sinh thái, đặc biệt là ảnh hưởng đến tập tính sinh sản của cá. Vì vậy phân bố của cá Rầm xanh có xu hướng lùi dần về phía thượng lưu các sông, suối, nơi có địa hình hiểm trở, phía hạ lưu không hoặc ít gặp.
Ngoài ra do việc khai thác quá mức cá Rầm xanh bằng các dụng cụ huỷ diệt như: dùng xung điện, thuốc nổ, hoá chất càng làm cho nguồn lợi cá giảm sút ...

Khai thác nguồn gen cá Chầy đất Spinibarbus hollandi Oshima, 1919 phục vụ phát triển bền vững [23/02/2016]

Cá Chầy đất phân bố tự nhiên khá phổ biến ở các sông suối miền núi. Cá Chầy đất được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, mức đe doạ bậc: V (trang 264). Theo sách đỏ thế giới, 2006 và theo “Thông tin cơ sở về các loài bị đe doạ và các loài ngoại lai tại Việt Nam và các đề xuất cho nội dung của Luật đa dạng sinh học”, 2007 thì cá Chầy đất đã được xếp ở mức đe doạ bậc V cần xem xét và bổ sung lại. Theo quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 7 năm 2008 thì cá Chầy đất được xếp vào mức độ đe doạ bậc V. Việc khai thác thuỷ sản với cường độ khai thác khá cao nhất là với các loài có giá trị kinh tế, trong đó có cá lăng, chiên, bỗng, chày đất...làm cho chúng ít có khả năng tái phục hồi quần đàn và có nguy ...

Khai thác và phát triển nguồn gen cá Chiên (Bagarius rutilus Ng & Kottelat, 2000) [23/02/2016]

Cá Chiên là một trong những loài cá được xếp vào dạng “ngũ quý” cùng với cá Lăng chấm, Rầm xanh, Anh vũ, cá Bỗng. Hiện nay do việc hình thành các hệ thống hồ chứa thủy điện và sử dụng các công cụ khai thác không đúng cách đã làm cho nguồn lợi cá Chiên ngày càng cạn kiệt. Hơn nữa, nhiều hộ dân tại khu vực các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang đã bắt đầu chú trọng đến việc nuôi cá Chiên trong lồng mang tính mùa vụ càng làm cho nguồn lợi cá Chiên cạn kiệt. Đối tượng được coi là đặc sản hàng đầu của hệ thống sông Hồng đang có nguy cơ tuyệt chủng, xếp ở mức nguy cấp bậc II (Bộ khoa học, công nghệ và môi trường, 2000). Hiện nay những nghiên cứu sản xuất giống cá Chiên bước đầu đã đạt ...

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

anh

CÁC ĐỐI TÁC

anh anh anh anh anh

LIÊN KẾT WEBSITE