- Báo cáo

Đánh giá sơ bộ nguồn gen cá Bò[12/12/2022]

NGUỒN GEN CÁ BÒ

1. Mở đầu

          Cá Bò (Pseudobagrus fulvidroco Richardson, 1847) thuộc họ cá Ngạnh (Bagridae), bộ Cá nheo (Siluriformes). Cá thường gặp ở trung, hạ lưu các sông ở Miền Bắc Việt Nam và ở các hồ chứa nước lớn. Cá có thịt thơm ngon nên giá trị kinh tế cao trên thị trường (200.000-220.000 đồng/kg) thế loài  cá này đã bị khai thác quá mức trong thời gian gần đây và có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng trong tự nhiên (Sách đỏ Việt Nam 2012). Vì thế loài cá này cũng đã được đưa vào danh sách bảo tồn nguồn gen cá nước ngọt năm 2022.

2. Đánh giá sơ bộ nguồn gen cá Bò

2.1. Vị trí phân loại

          Cá Bò Pseudobagrus fulvidraco thuộc bộ Siluriformes, họ Bagridae, giống Pelteobagrus có tên trong hệ thống phân loại như sau:

          Ngành: Chordata

              Lớp: Actinopterygii

                    Bộ: Siluriformes

                        Họ: Bagridae

                              Giống: Pelteobagrus

                                  Loài: Pseudobagrus fulvidraco Richardson, 1846

          Tên tiếng Anh: Yellow catfish

          Tên khoa học: Pseudobagrus fulvidraco Richardson, 1846

 

Hình 1. Hình thái ngoài cáPseudobagrus fulvidraco

2.2. Đặc điểm hình thái

          Cá có thân trần. Đầu dẹp bằng. Thân và đuôi dẹp bên. Mõm tù. Mắt ở 2 bên đầu. Khoảng cách 2 ổ mắt rộng, giữa có 1 rãnh dọc. Miệng ở dưới. Môi dầy. Hai hàm đều có răng nhỏ. Có 4 đôi râu. Râu hàm dài hơn chiều dài đầu. Râu mũi dài quá mắt. Khe mang rộng. Tia gai cứng vây lưng mặt trong có răng cưa yếu, mặt ngoài trơn láng. Chiều dài gai vây lưng lớn hơn chiều dài tia vây ngực và bằng 2/3 chiều dài đầu. Gai cứng vây ngực có khía răng cưa ở cả hai mặt. Vây bụng ngắn, đạt tới khởi điểm vây hậu môn. Vây mỡ ngắn. Vây đuôi chia náng sâu. Thân màu vàng nhạt, có những đám nâu.

2.3. Tốc độ tăng trưởng hàng năm

Bảng 1. Chiều dài và độ tăng trưởng chiều dài hàng năm của cá Bò

Nhóm tuổi

Chiều dài L (cm)

Tốc độ tăng trưởng (cm)

L1

L2

L3

L4

T1

T2

T3

T4

1 +

16,7

 

 

 

16,7

 

 

 

2 +

16,6

30,4

 

 

16,6

14,9

 

 

3+

15,5

29,6

41,4

 

15,5

13,0

11,8

 

4 +

14,5

26,5

39,3

54,0

14,5

9,8

8,9

14,7

Trung bình

15,8

28,8

40,3

54,0

15,8

12,57

10,35

14,7

Phần trăm so với năm thứ nhất

100

79,5

65,5

93,1

Ghi chú: L1- Chiều dài thân cá 1 tuổi; T1 – Tăng trưởng của cá 1 năm tuổi

Kết quả Bảng 2 cho thấy cá tuổi 1+ dao động từ 14,5 – 16,7 cm, trung bình đạt 15,8 cm. Cá Bò tăng trưởng nhanh trong các năm đầu, các năm tiếp theo tốc độ tăng trưởng về chiều dài chậm hơn năm thứ 1 đạt 16,7 cm, năm thứ hai đạt 30,4 cm, năm thứ ba đạt 41,4 cm và năm thứ tư đạt 54,0cm. So với năm thứ nhất thì tốc độ tăng trưởng năm thứ hai đạt 79,5%, năm thứ 3: 65,5% và năm thứ 4 đạt 93,1%.

2.4. Đặc điểm dinh dưỡng

2.4.1. Cấu tạo cơ quan tiêu hóa

          Kết quả quan sát cơ quan tiêu hóa của cá Bò cho thấy cá có miệng rộng, rạch nằm ngang và dài. Môi trên hơi nhô ra hơn môi dưới. Giải phẫu cho thấy cá có răng hầu 3 hàng, với công thức răng là: 2.3.5-5.3.2. Mỗi bên cá có bốn đôi cung mang, mỗi cung có hai hàng lược mang, màng mang hẹp và liền với eo mang, lược mang ngắn và thưa.

Thực quản cá khá to, có nếp gấp co giãn được. Cá có dạ dày, là phần phình to sau thực quản, mặt trong có nhiều nếp gấp (Hình 6c). Với cấu tạo miệng, mang và ruột như vậy của cá Bò, bước đầu có thể cho rằng đây là loài cá ăn động vật nhỏ và mùn bã hữu cơ, những loài cá này ruột cá dài với vách ruột khá dày.

2.4.2. Tính ăn

Kết quả phân tích mẫu trung bình giữa chiều dài ruột và chiều dài thân cá Bò cho thấy, ruột cá Bò khá dài, có hệ số trung bình giữa chiều dài ruột (Li) trên chiều dài thân (Ls) là 2,08 ± 1,37. Như vậy, cá Bò là loài ăn tạp (có 1<Li/Ls ≥ 3). Hơn nữa, với cấu trúc của đường ống tiêu hóa không dài, vách ruột khá dày có nhiều nếp gấp cho thấy rằng cá Bò có hệ tiêu hóa điển hình của những loài cá có tập tính ăn tạp.

Bảng 2. Hệ số  chiều dài ruột so với chiều dài thân của cá Bò

Thông số

Giá trị

Khoảng

biến động

Chiều dài thân (Ls)

50.3 ± 2,31

35.5 – 53.5

Chiều dài ruột (Li)

104.7 ± 3,54

72.7 – 112.6

Hệ số dài ruột/dài thân

(Li/Ls)

2.08 ± 1, 37

2.04 – 2.10

2.4.3. Thành phần thức ăn trong ruột cá

          Phân tích thành phần thức ăn có trong ống tiêu hóa của 30 cá thể cá Bò cho thấy thành phần thức ăn trong ruột cá đa dạng, gồm nhiều loại động vật đại diện cho 3 nhóm khác nhau bao gồm các ngành giáp xác (Crustaccea), côn trùng (Insecta) và động vật không xác định. Trong số những loại thức ăn đã được phân tích, động vật không xác định chiếm ưu thế hơn (49%), tiếp đến là các ngành giáp xác (37%) và côn trùng (14%). Khi cá còn nhỏ (mẫu có kích thước nhỏ) cá chủ yếu ăn động vật phù du, rất ít các loại thức ăn là thực vật trong ruột cá. Nhóm cá có kích thước lớn hơn ngoài thức ăn chính là ấu trùng côn trùng, trong khi đó các loại thức ăn khác là động vật không xương sống với tỷ lệ nhiều loài cá nhỏ.

2.5. Đặc điểm sinh sản

2.5.1. Tuổi và kích thước thành thục lần đầu

Kết quả phân tích mẫu thu được cho thấy nhóm cá có từ 150 - 200 mm tương ứng với khối lượng từ 172,5 – 256,4g/con chưa có cá thể nào thành thục. Nhóm cá có chiều dài 200 - 250 mm có khối lượng 250 – 300 g/con có 2 cá thể thành thục, chiếm 9,5% số cá trong nhóm này. Như vậy, cá bắt đầu thành thục khi đạt 1+ tuổi với chiều dài > 200 mm và khối lượng đạt > 150 g/con. Mẫu cá thu được càng lớn về chiều dài và khối lượng, thì tuổi càng lớn và tỷ lệ thành thục càng cao, đạt 30% ở nhóm 150 - 200 mm và 95,6% ở nhóm 200 - 250 mm.

2.5.2. Sức sinh sản của cá Bò

Số liệu sức sinh sản tuyệt đối, sức sinh sản tương đối của cá Bò cho thấy cá thành thục vào năm thứ 2 (1+ tuổi) khi kích thước đạt từ 250 mm trở lên, tương đương khối lượng > 200 g/con. Sức sinh sản tuyệt đối của cá giao động từ 1954 - 5827 trứng, trung bình đạt 3890 trứng. Sức sinh sản tương đối dao động từ 6,5 – 19,4 trứng/g cá cái, trung bình đạt 12,9 trứng/g cá cái với đường kính thay đổi trong khoảng 2,2 – 2,8 mm.

Cá Bò có buồng trứng nhỏ so với kích thước cơ thể nhưng kích thức hạt trứng to vì vậy số lượng trứng trong mỗi buồng trứng là không nhiều. Mặc dù vậy, nghiên cứu về sinh học sinh sản của cá Bò mới chỉ dựa vào các mẫu thu được ở quy mô nhỏ, thời gian nghiên cứu ngắn nên cần thu nhiều mẫu vật hơn và lặp lại ở các tháng thu mẫu.

Nguồn tin: http://gca.ria1.org/
Lượt xem: 520

Các tin khác

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

anh

CÁC ĐỐI TÁC

anh anh anh anh anh

LIÊN KẾT WEBSITE