- Báo cáo

Đánh giá sơ bộ nguồn gen ốc Đụn đực[12/12/2022]

NGUỒN GEN ỐC ĐỤN ĐỰC

1. Mở đầu

          Ốc đụn đực (Tectus pyramis Linnaeus, 1758) là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển thuộc họ Turbinidae. Xà cừ của ốc này dùng để khảm tranh, vỏ loài này thường được đánh bóng làm đồ mĩ nghệ. Ốc phân bố ở hầu hết các rạn san hô, nhưng diện tích phân bố thường hẹp và bị chia cắt. Do đang bị khai thác quá mức ở mọi nơi, trữ lượng giảm tới 50 % và vùng phân bố bị thu hẹp. Vì thế loài Ốc này đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992).

2. Đánh giá sơ bộ nguồn gen Ốc đụn đực

2.1. Đặc điểm phân loại

Ốc Đụn đực (Tectus pyramis) là loài động vật thân mềm chân bụng, phân bố ở các vùng biển nhiệt đới gần xích đạo trên thế giới, vị trí phân loại như sau:

Ngành động vật thân mềm: Mollusca

  Lớp chân bụng: Gastropoda

            Bộ hầu: Archaeogastropoda

                      Họ ốc đụn: Trochidae

                                Giống ốc biển: Trochus

                                          Loài: Tectus pyramis Linnaeus, 1758

 

Hình 1.  Nguồn gen ốc Đụn đực

2.2. Đặc điểm nhận dạng

          Vỏ hình chóp, cao 75mm, màu trắng đục, đôi lúc điểm vàng. Hai vòng xoắn đầu nhẵn, mịn, các vòng còn lại sần sùi. Đường xoắn thứ hai trở lên đến đỉnh thường có các ụ hình vảy bao quanh dạng hình răng cưa, đế vỏ lồi, có vòng xoắn xếp không đều nhau. Rốn nông có một phiến hình chiếc cựa gà. Màu nâu sẫm hoặc nâu vàng.

 

Hình 2. Kiểm tra chiều dài ốc

2.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái

Ăn các loài rong biển bám trên đá, trong rạn san hô. Sống ở vùng triều có khi xuống sâu 10m thường bám trên rạn san hô, rạn đá, nơi có rong bao phủ. Sống thành nhóm nhưng không nhiều cá thể lắm.

2.4. Đặc điểm phân bố

Trong nước: Bạch Long Vỹ, Cát Bà (Hải Phòng), vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long (Quảng Ninh); vịnh Văn Phong, Hòn Tre, Hòn Miếu, Hòn Nội, Hòn Ngoại (Khánh Hoà); Hòn Trắc, Hòn Tre Nhỏ, Hòn Tre Lớn, Côn Đảo Nhỏ (Côn Đảo); Đảo Trường Sa; Hòn Gỏi, hòn Mây Rút, mũi Đất Đỏ (Phú Quốc).

2.5. Hiện trạng nguồn lợi

          Phân bố ở hầu hết các rạn san hô, nhưng diện tích phân bố thường hẹp và bị chia cắt. Do đang bị khai thác quá mức ở mọi nơi, trữ lượng giảm tới 50 % và vùng phân bố bị thu hẹp. Xà cừ của ốc này dùng để khảm tranh, vỏ loài này thường được đánh bóng làm đồ mĩ nghệ. Hiện này Ốc Đụn đực đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1992). Việc khai thác cần phải hạn chế. Cấm nổ mìn ở các vùng có rạn san hô nơi sống của ốc, cấm dùng thuốc gây mê để đánh cá ở rạn san hô.

Nguồn tin: http://gca.ria1.org/
Lượt xem: 567

Các tin khác

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

anh

CÁC ĐỐI TÁC

anh anh anh anh anh

LIÊN KẾT WEBSITE